Tu tập Tịnh Độ của HHDL

Tu tập Tịnh Độ của HHDL

1.nên nếu cái điểm các bạn chọn để tập trung, ở trong tầm 20 -30 cm thì cái thấy của các bạn vẫn là cái thấy của con mắt. chứ chưa phải là cái thấy của ý căn.

=> Với khoảng cách một tầm tay với…nó tầm 50cm trở lên thì khoảng cách này nó vượt qua tầm thấy của lưu ảnh. Thế là cái thấy nó không còn là cái thấy của con mắt nữa, mà nó chuyển qua cái thấy của ý căn.

Còn gần quá thì lực không có. Không có lực mà niệm này niệm nọ thì chỉ rước họa vào thân.

a. Lưu ảnh : là cái thấy ở võng mạc. chỉ lưu lại được vài phần/giây thôi rồi biến mất liền. tiêu chuẩn xem phim là 24 hình/giây thì ko bị giật.
b.Mường tượng:  là cái thấy lưu trong não bộ.(ý thức) nay ta bắt nó chiếu ra lại.
c. Tưởng tượng:  là cái thấy trung gian (giữa ý thức và tiềm thức)
d.Tư tưởng : là cái thấy của (tiềm thức - A lơi da thức)

Mường tượng là chúng ta cố gắng nhớ lại cái hình ảnh chấm đỏ mà trước đây đã thấy, đã được lưu trong não bộ. nó mờ mờ thôi. Và không có màu sắc …nhưng nó dùng được và có lực vì nó là cái thấy của Ý căn chứ không phải là cái thấy của nhãn căn.



Một số bạn không đủ sức để tập trung ở khoảng cách một tầm tay với thì làm sao?
Còn thực tế chúng ta làm thì chỉ tập trung được cái tầm nhìn khi nhắm mắt ở khoảng cách tầm 20 -30 cm mà thôi, nên cứ loay hoay mãi trong cận định.
Để khắc phục HHDL mới xin Thầy được sử dụng phương pháp mường tượng cái chấm đỏ.
Nếu ở khoảng cách này (20 -30 cm)mà mường tượng thì nó là cái thấy của ý căn (Chú ý mường tượng không phải là cái thấy của lưu ảnh) 
 Trình tự cái thấy của chúng ta như sau:
Hình vẽ cái chấm đỏ -> mắt -.> võng mạc(lưu ảnh) -> theo dây thần kinh đi vào não bộ (ý căn), và lưu giử lại đây.Thầy gọi quá trình này là làm cho bộ thần kinh nó học.


Cái bài này của Chú hay quá ! cách đây ít lâu con cũng phát hiện ra cái chỗ nhắm mắt này mà không biết diễn tả ra làm sao !
http://www.hoasentrenda.com/forum/index.php?topic=4488.msg26459#msg26459
(bài #154)
Chú cho con bon chen một góc nha, đọc bài Chú đã quá nó cứ tuôn ra bao nhiêu để viết ! Wink

Con hay suy nghĩ về câu Thầy dặn : nhắm mắt 100%.
Nhắm 100% là sao ta ?? Vì nhắm là nhắm sát , nhắm tịt rồi, chỉ khi tập trung chưa quen mới bị rung giật mí mắt. Vậy cái số 100% là cái gì ?

Trong cái hiểu của con lúc đó ( và tới bây giờ ) là :
- Đại đa số hành giả khi nhắm mắt quán đề mục thì dù đã khép mí mắt hoàn toàn, nhưng vẫn dùng con mắt bị nhắm gồng lên chăm chú vào một điểm cách một khoảng để vẽ đề mục. Thực chất, cái điểm đó khi dùng con mắt đã nhắm đó để nhìn thì chỉ nhìn xa nhất là tới .... cái mí mắt ! Không gian và khoảng cách đã bị đánh lừa bởi thị giác hạn chế do thói quen xưa giờ "nhìn là phải mở mắt" như chú HHDL nói trên, nên Cái Thấy nó ra nhỏ nhỏ to to không ổn định và cảm tưởng như cách tầm 20-30cm --> Cận Định.

- Khi nhận ra vấn đề này, con hiểu rằng 100% nghĩa là mình không dùng con mắt đã nhắm để cố vẽ lên cái mí mắt nữa. Mà hoàn toàn thư giãn đôi mắt. Một vài lần đầu chưa quen thì bị lấn cấn tâm lý ở chỗ là :
  *  Cái Thấy của mình là điểm sáng đã ra đây, còn Cái Thấy khi không dùng con mắt nhắm mà thấy có phải do trí nhớ, trí tưởng tượng mà thấy ?? Một số hành giả không chấp nhận Cái Thấy này cho dù nó mờ mờ ảo ảo như khi mình nhớ mặt người thân của mình. Trong số này có con, kẹt một khoảng thời gian và lâu lâu vẫn kẹt lại.

Cho tới khi đọc bài Chú viết thì con vững lòng rồi. Thầy mà ký duyệt là con nhe răng cười hoài luôn cho coi ! Grin Grin Grin

- Làm chưa quen thì nó không có đẩy ra được, và con bị lấn cấn ở chỗ này tiếp : tâm lực chia hai phần (--> yếu xìu) do chơi trò bắt cá hai tay này :  1 là, vẫn giữ cái điểm đằng trước mặt mà nhìn chăm chú. 2 là, cố nhớ lại cái đề mục trong trí nhớ = bên trong đầu (như nhớ mặt Má mình) và cố đẩy ra xa một tầm với tay. Rồi ráp cái hình ảnh đẩy ra đó tới khoảng cách đó.

- Khi đã hơi quen rồi thì bất cứ hình ảnh nào chợt nhớ trong ngày lúc nhắm mắt con cũng cố đẩy ra xa luôn, coi như ... tập quán suốt ngày nhưng không tác ý, chỉ để lấy đà cho quen cách đẩy cái thấy ra trước. Khi quen hơn thì hễ làm gì mà nhắm mắt được trong sinh hoạt thì con đẩy đề mục ra và vừa quán vừa niệm.

- Khi đã quen với cái nhắm 100% này, thì cái Ý của mình mường tượng cái đề mục cũng giống như nhớ lại khuôn mặt người thân, chỉ khác là, con làm thêm cái động tác : đẩy cái mường tượng này ra xa như mình đang thấy Má mình đứng ở khoảng cách một tầm với tay chứ không như cái thấy của trí nhớ là vị trí lởn vởn ngay trong đầu. Và động tác Quán đề mục lúc này con mới cảm giác thật sự nó chiếu ra từ Ajna.
--> theo cái hiểu của con thì đây là : Dùng Ý để Quán.

Túm lại là làm riết nó quen. Làm nhiều nó thuộc.

Hết phần bon chen của con. hì hì  Grin Grin Grin