Tinh tấn tu hành

Đã nói đến "Tinh Tấn" là nói đến một cách gián tiếp những khó khăn mà tu sĩ đã gặp phải trong lúc công phu tu tập. Muốn vượt qua những khó khăn này thì hành giả phải có một cái nền tảng vững chắc về lý do: Tại sao mình lại tu hành? Và đây cũng là câu chú thường ngày của tu sĩ. Sự suy nghĩ hàng ngày về sự cần thiết của vấn đề tu hành, sau một thời gian dài, sẽ tạo thành một áp lực trong nội tâm. Và chính cái áp lực này nó giúp cho hành giả tinh tấn tu hành trong mọi điều kiện. Và cũng nên nhấn mạnh với ông rằng: chữ "tinh tấn" ở đây không phải là sự tinh tấn của bất cứ ai mà đó là "Sự Tinh Tấn Của Một Đức Phật".

Nói rõ hơn một tý:

Khi một em bé học ở lớp 9/12 nói rằng:

-- Đây là một bài toán khó!

Và em bé đó lại cố gắng giải bài toán đó. Và khi "tinh tấn" làm như vậy thì ông cũng phải hiểu: Đây là sự tinh tấn của một em bé học lớp 9/12.

Khi em bé này học thành một Thạc Sĩ và than rằng:

-- Đây là một bài toán khó!

Và ông Thạc Sĩ này lại cố gắng giải cho ra bài toán thì ông phải hiểu: Đây là sự tinh tấn của một ông Thạc Sĩ. Nếu so sánh với sự tinh tấn hồi còn nhỏ thì sự tinh tấn vào lúc này nó ghê gớm hơn lúc xưa rất nhiều. Hành giả mà không cẩn thận ở chỗ này thì sẽ rất là thất vọng, và có thể dẫn đến vấn đề "bỏ cuộc" khi bỗng nhiên gặp phải khó khăn trên đường tu hành. Trong giai đoạn đầu thì cái lý do tu hành phải to hơn cái mục đích tu hành. Hiện tượng "Lý do to hơn mục đích này" phải được củng cố hằng ngày, lúc vào công phu và sau khi tu tập xong.

Một vài đề nghị về những lý do:

- Ba Má già rồi! Nếu có mệnh hệ nào thì mình làm chớ còn ai vào đây nữa!

- Ba Má lại bị thất lạc trong cõi Vô Minh thêm một lần nữa rồi: Người đi tìm các Ngài là mình chớ không còn ai khác cả!
- Ai cũng có Ba và Má, nhưng mình là đứa mồ côi: Mình phải tìm cho ra các Ngài để gọi là cám ơn.

Tác dụng của sự tinh tấn:

Trước hết, tinh tấn làm phát triển sự... "lắng nghe". Hiện tượng "nhìn vào bên trong" qua sự "lắng nghe" này, rất dể hiểu lầm. Trong cuốn sách "Đức Phật và Phật Pháp" của Narada, ông sẽ thấy câu này lập tới lập lui hoài:... "Lúc ấy, tư tưởng sau đây phát sanh đến tôi".

Sự hiểu lầm là ở chỗ này đây:

Sự xuất hiện của tư tưởng khi bị cảnh giới chi phối (hay bị nhập) là: Câu nói xuất hiện ra từ đằng sau ót.

Sự xuất hiện tư tưởng khi "tư duy" là một câu nói xuất hiện trong đầu mình.

Nhưng khi "nhập chánh định" thì tư tưởng lại "chạy xuyên từ bán cầu phải, qua bán cầu trái của não bộ".

Như vậy một hành giả với tâm "tinh tấn" thì tư tưởng chạy xuyên từ bên phải qua bên trái xảy ra rất là thường xuyên. Lần đầu tiên tui bị thì cũng hơi giật mình, nhưng sau đó thì lại quen đi. So sánh cái tỷ lệ đúng thì "tư tưởng xẹt qua xẹt lại" lại đúng với tỷ lệ khá cao: 98%, trong đó 2% sai số là do mình không giữ đúng giới luật.

Tư tưởng "bị nhập" (xuất hiện ở đằng sau ót) thì có thể đúng đến 70% là tối đa. Tư tưởng này trong giới lên đồng, thần quyền, xuất hồn, bùa ngải.

Còn tư duy của mình thì khỏi nói: khi trúng, khi trật, không biết đâu mà rờ. Như vậy, một người "tinh tấn" tu hành, khi có vấn đề thì sẽ đụng cái tư tưởng xẹt qua xẹt lại. Căn cứ vào hiện tượng vật lý này mà hành giả mới có thể quyết định bước kế tiếp là như thế nào.

Tinh tấn tu hành sẽ giúp cho hành giả có linh tính rất là bén nhậy và chính xác. Tinh tấn tu hành sẽ giúp cho hành giả gần kề với thiện trí thức (những người cùng với nhau tu hành), và khi bàn luận hữu ích thì hành giả cảm được mức độ "Đúng với chanh pháp" của câu chuyện.

Cái hết mức của "tinh tấn" sẽ dẫn đến sự xuất hiện như thật của các cõi giới: Rồng, Ma, Quỷ, Tiên, Bồ Tát, Thầy, Phật.

Như vậy, bằng chứng hiển nhiên là: Tu sĩ tinh tấn là tu sĩ không bao giờ cảm thấy cô đơn, lẻ loi, và hiện tượng "bị bỏ rơi".

Mến.

----------------------
Nguồn:  http://hoasentrenda.com/TapTin/TT3/tt3-41to80/67.htm