Bổ sung Một Chút Giải Thích cho DVD Tái Sanh phần 2


BM:
Quan sát quá trình Thụ thai và lớn lên của một đứa trẻ, chúng ta thấy rằng đứa trẻ đó có 3 giai đoạn khôn lớn:
1.   Giai đoạn trong bào thai của người mẹ rồi ra đời được cha mẹ cho ăn học, yêu thương, che chở
2.   Giai đoạn tự thân ra đời lập nghiệp
3.   Giai đoạn có một gia đình nhỏ, lo cho con cháu và những người xung quanh

Cuộc đời mỗi con người xoay quanh ngần đấy chuyện, và con đường Tâm Linh xuyên suốt các kiếp sống cũng không nằm ngoài câu chuyện đó. Có người hỏi: Em thích thiền nhưng em được cho đề mục Tịnh độ; có người lại nói: Em thích Tịnh độ nhưng em lại được cho đề mục Thiền. Có người lại hỏi: Mật Tông kì diệu quá, em muốn theo Mật Tông có được không? Thực tế có những câu hỏi như vậy vì người hỏi chưa tự đánh giá được năng lực của bản thân mình, và đó là chuyện bình thường ấy thôi. Y như câu chuyện đứa trẻ, Con đường Tâm Linh cũng sẽ được chia ra thành 3 giai đoạn như sau:

1.   Giai đoạn được nuôi lớn trong tình Yêu Thương của Chư Phật
2.   Giai đoạn tự thân ra đời, tự mình quan sát cái thằng Mình
3.   Giai đoạn đưa đôi tay ra nâng đỡ những người yếu đuối hơn Mình.

Mỗi một bước chuyển tiếp của một giai đoạn là một sự oằn mình để khôn lớn, bởi vì ở trong từng bước nhảy đó là những câu chuyện khác nhau.
- Khi tự thân ( chuyển từ (1) sang (2)), đứa trẻ Tâm sẽ có những ngụp lặn khó khăn riêng của nó. Nó phải tự đấu tranh với bản thân nó, và nếu nó vấp, nó có thể chạy về úp mặt bên đôi chân của Cha Mẹ nó để được Yêu Thương. Rồi nó cứng cáp dần, nó tự biết lượng sức, tự biết kiếm cơm.
- Và nó chuyển từ (2) sang (3), lại một khó khăn nữa. Vì nay nó bắt đầu tập lo lắng cho người khác, ngoài Nó. Nó bộn rộn với những khó khăn của người khác. Giai đoạn đầu khi chưa quen, đứa trẻ Tâm sẽ thấy mệt mỏi, nó bắt buôc phải dành thời gian quay lại (2) để ổn định lại cảm xúc, chỉ là một vài khoảng thời gian riêng để lấp lại cân bằng.
- Rôì nó tiếp tục với giai đoạn (3), nó quen dần, làm được nhiều hơn, giúp được nhiều người hơn.  Đứa trẻ Tâm lúc này cần hết sức nhu nhuyễn và cần có cái Túi Khôn ( Cái Biết) để tự điều chỉnh sức Mình. Còn nếu nó chưa có cái Túi Khôn đó, nó cần đi mượn Túi Khôn của người thầy nó, người có nhiều Kinh Nghiêm hơn sẽ chỉ cho nó biết, nó cần phải làm gì.

•   Lưu ý: Nhưng người tự thích Thiền thì đặc biệt cần tập trung câu chuyện Nhân-Quả của bản thân mình. Mọi hành động, mọi sự việc Mình đang trải qua, mọi cú va đập của Tâm là do chính bản thân Mình mà thôi. Nếu có khuynh hướng thích đổ lỗi, mặc dù Xu Hướng thích Thiền ( Vì nghĩ đây là một con đường Trí Thức), nhưng bản chất là Chưa có đủ Độ Chín để chạy qua giai đoạn (2)

Bây giờ lại bàn đến Câu Chuyện Quả Thánh, có 3 con đường để Vào quả Vị:
(1)   Vào qua Khổ
(2)   Vào qua Vô Thường
(3)   Vào qua Vô Ngã

Với từng cá nhân, họ sẽ thiên về 1 trong 3 Cách này. Nghĩa là nếu Vào bằng Khổ nhiều hơn thì Vô Thường, Vô Ngã sẽ yếu hơn. Nếu Vào bằng Vô Thường nhiều hơn thì Khổ, Vô Ngã sẽ yếu hơn. Tương tự với Vô Ngã.

Có một khoảng thời gian, Mun liên tục Đặt Câu Hỏi: Thế nào để Vô Ngã (Ai cũng hiểu sơ qua về Khổ, Vô Thường; còn Vô Ngã là 1 câu chuyện rất là khó nhằn). Và qua 1 thời gian, khi ngủ Mun cũng làm cái này, thì tối đó có 1 giấc mơ: Mun dẫn Bd qua căn nhà gỗ, bỗng đâu trong làn gió thổi đến có hàng nghìn con nhện nhỏ li ti chân dài; nó lướt rất nhanh trong gió và tới bám vô Bd, nó không độc nhưng làm da bị mẩn ngứa ( Nhện Vi tế đó). Và Mun kéo Bd chạy nhanh thật nhanh để thoát khỏi đàn nhện này, vang trong đầu 1 câu nói: “Nếu muốn hết Ngã, hãy làm những hành động Vô Ngã”. Liền lúc đó, Mun tỉnh dậy.

Và câu chuyện Vô Ngã là câu chuyện của giai đoạn (3), khi Tâm khôn lớn, biết đứng trên đôi chân của mình, biết quan tâm tới người khác; và đó là câu chuyện Mật Tông của thầy chúng ta đó.