Hỏi về Hồi Hướng Thổ Địa


Mun:
Hồi hướng xuất phát từ 2 lí do: Muốn tri ân, hoặc là muốn hỗ trợ cho đối tượng nào đó.

Tri ân là vì mình thấy họ giúp đỡ cho mình. Cho nên nó cần xuất phát từ tấm lòng. Lấy Vd như, khi mình được tập trong ngôi nhà mát mẻ, ấm áp, mình có thể thấy biết ơn những vị đã giúp cho mình có được nơi ở yên ổn. Như vậy, khi đọc tới: Xin hồi hướng công đức tu hành tới các vị hộ pháp, thì trước mặt sẽ hiện lên khuôn mặt của các vị ấy, rồi cảnh mình đang ở, rồi những việc họ đã hỗ trợ giúp cho mình. Và trong lòng biết ơn.

Còn hồi hướng nhằm hỗ trợ 1 đối tượng thì là thấy cảm thương người ấy, thấy khuôn mặt họ, thấy sự phát triển và biến đổi từ khi họ trẻ tới thời điểm hiện tại, họ đã không vui thế nào, sau rồi hồi hướng mong họ sớm tìm được chánh pháp.

Mun thường làm vậy. Đó chỉ là dàn bài gợi ý, cốt để nói rằng: Hh là cần xuất phát từ tấm lòng. Mà khi đã thật tâm, thì mình không tự hỏi: Liệu họ có nhận được hay không.

Tập thời nào hồi hướng thời đó. Vậy thì ở đâu thì nơi đó sẽ cùng hưởng cái lực mình tập ở đó.

Mà đâu phải chi tiết quá vậy? Bài mẫu cho có hình dung những cõi giới xung quanh hoạt động ra sao thôi. Giống như bài sám hối mẫu, đâu phải đọc ra rả như con vẹt là sám hối.

Mình nhiều lúc hồi hướng một câu rất ngắn gọn: Nguyện hồi hướng phước báu buổi công phu này đến chư phật, thầy tổ, bạn đồng tu, hộ pháp, anh chị em bà con, oan gia, và những đồ tôi đã ăn. Xin đồng tu hành đồng thành tựu.

 Rồi vào tập.
* Chữ hộ pháp bao gồm rất nhiều nghĩa: người giúp mình yên ổn việc đời, đạo, người giúp cho khu mình ở được yên ổn là gồm cả chư thiên, tiên, rồng...
* Đi đường xa mà cái gì cũng muốn mang, thì túi nào chứa cho nổi. Tính vác túi đi thoát nạn mà nhét quá trời đồ, mới đi vài bước đã le lưỡi cóc rồi. 😃 Giống cái tâm mình, muốn đi kiếm một điểm mà nhét quá nhiều các đồ vật nhỏ, là sẽ bị rối loạn. Người ta chỉ cần một vài món nhưng sử dụng được nhiều chức năng khác nhau.

Ngộ Đạo và Biến Khúc Của Nó

NTT hỏi:
Thầy ơi hôm trước con đang ngồi chơi,  đang nghĩ về Phật tánh xem đó là cái gì thì tự dưng con thấy chóng mặt. Giống như bị rơi xuống vậy. Hiện tượng này kéo dài bao lâu con k biết nữa, mà lúc đó con giống như chìm đắm vô cảm giác đó vậy. Không gian xung quanh nó lềnh bềnh rồi con như không biết gì nữa. Sau một hồi không biết bao lâu thì con đứng dậy thì nó hết, nhưng vẫn còn dư âm kéo dài. Thầy xem thử xem có phải hiện tượng ngộ đạo ko hay là do bị mệt ạ?

TiBu đáp:

Cứ theo luật mà tìm thì mọi chuyện sẽ rõ ràng thôi con.

Điều kiện ắt có và đũ là:

1. Có đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt, trong vòng 40 giây, ý là vào được Nhị Thiền.
2. Tập đều đều.
3. Sau mỗi buổi tập, đều có đọc đều đặn, và đúng ý câu chìa khoá:
4. Phật Tánh ở khắp mọi nơi, mà sao tôi không biết gì hết vậy cà.
Trước khi Ngộ Đạo: Có cảm giác vui, mà không biết nguyên nhân. Cơn vui xuất hiện một, hai ngày trước khi Ngộ Đạo.
5. Chấn động dữ dội của Ngộ Đạo sẽ kéo dài trong suốt 24 giờ.
6. Có cảm giác... chết tới nơi! Hoặc là bị bệnh rất nặng.
7. Ói có thể xảy ra.
Chấn động chóng mặt có thể lây sang người thân khác. Một người mà lúc nào cũng gắn bó với Tu Sĩ như hình với bóng.
Như Mẹ và con... người yêu thật sự của nhau.
============
Chỉ có vậy thôi. Con dò lại coi con làm đúng cách chưa?
============
Tuy nhiên, nó cũng có ngoại lệ:

Nó cũng có độ rơ, du di của nó:

1. Siêng năng tập dợt, không bỏ ngày nào cũng cả chục năm.
2. Tận tình giúp đỡ, suy nghĩ về một Nhí hay Gạo Cội cũng cả chục năm...
3. Chơi và yêu thương thật lòng, không có nghĩ bậy bạ về những đối tượng trên. Ý là bị cuốn hút đó.
Tối đa là đắt quả vị Tu Đà Hường. Có nghĩa là "Nhập Lưu". Y như là đã xoá xong nạn mù chữ! Phần thưởng là:
1.Vị đó có thể vẫn sống như người bình thường, tuy rằng sẽ không bao giờ rớt vào ba đường ác là Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh.

2. Ngộ Đạo rồi bắt đầu tu tập thì nó có căn bản hơn.

3. Lý do là sau một thời gian thì Tu Sĩ mới thấm nhuần từ từ quả vị Thánh Tăng:

Sự cảm nhận về Vô Thường càng ngày, cành rõ! Dẫn đến tính tình nghiên về sự hiền hoà nhiều hơn trước khi Ngộ Đạo.

Nhận xét sau đây của Tu Sĩ Ngộ Đạo, thường xuyên là:
--- Hồi trước mà tôi gặp chuyện này thì "đừng có hồng với tôi"! Nhưng bây giờ thì không hiểu tại sao tui giận không nổi nữa!

====================================
Thông Thường Ba tới Bốn Năm là có thể Ngộ Đạo
====================================

Như vậy để tiến tu:
Tu Sĩ nên thay đỗi câu chìa khoá, lần này thì niệm:

 Khổ - Vô Thường - Vô Ngã.
Và duy trì tình trạng chóng mặt càng lâu... Càng tốt.
Để có thể thăng hoa lên quả vị thứ hai là Tu Đà Hàm.
Nhị Thiền là cõi của niềm tin. Là lính mới tò te: đối với... Chư Thiên này (Tu Sĩ) trước cái thấy: cái gì cũng mới hết.
Tâm lý là rất sợ hiện tượng "Mất Đề Mục" cho nên cái tâm trạng của sự tạm bợ này lại rất hợp với tuổi thọ của Cha Mẹ.  Tính cách Vô Thường lại càng dữ dội...

Chừng đó yếu tố: đã thúc đẩy Tu Sĩ làm việc cật lực.

Mức độ hoàn tất nghĩa vụ cao cả này rất cao. Do vậy mà tính "làm cho ra làm" rất là rõ ràng và sắc nét, rất là tươi sáng, mạnh mẻ...
Ý là chữ Hiếu ở Nhị Thiền là trình độ "Tâm Linh" tối thiểu mà Tu Sĩ có thể hoạt động một cách thành thật nhất (không có phe đảng).

Từ đó tâm của Tu Sĩ trải rộng ra với phản ứng là: Nhỏ nhẹ, dịu dàng với tất cả các bô lão...

Đến độ không có vụ hiềm khích, chê bai, sanh nạnh, ganh ghét, ghim gút, nói hai lưởi, nói xấu...

Tới đây, Chữ Hiếu mới được phát triển hết sức mạnh của nó.
----------------------
Khi Tu Sĩ chết đi, tu sĩ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho Cha Mẹ. Khi ra đi như vậy: Dĩ nhiên, Tu Sĩ không còn điều kiện để quay về thế giới Ta Bà này nữa.
----------------------
Sự hân hoan phấn khởi đã là sức mạnh cần thiết, để hướng dẫn Tu Sĩ tiến tu một mạch, bên kia cửa tử, lên thẳng quả vị A-La-Hán.

Kết luận:
1. Nếu tính đến vụ Nhập Niết Bàn thì có công thức nhập Diệt Thọ Tướng Định là cái căn bản nhất
2. Nhân bản nhất lại có Nhị Thiền Hữu Sắc + Chữ Hiếu cũng có thể đưa Tu Sĩ lên bật A-La-Hán.
Một cách gián tiếp!

Đức Bổn Sư quả thật là bật Thầy đầy Trí Tuệ và Từ Bi của bà con mình!

Con có vấn đề cần hỏi về cuộc sống


Ngodao:
Con chào Thầy !
Con thích cuộc sống thiên nhiên yên tĩnh vừa rồi con có mua 1 khu vườn cũng khá rộng có nhà trên đó ở vùng quê , dịch bệnh vừa rồi cả nhà về đây ở hơn 1 tháng con có một số vấn đề cần hỏi :

1. Nhà có nhiều côn trùng bay vào , mấy ngày trước tắc kè kêu suốt đêm khoảng 30p-40p kêu 1 lần , thỉnh thoảng đang ngủ có tiếng động rất mạnh trên nóc nhà , bà xã rất sợ ma nên ngủ không ngon giấc , bà xã hỏi con tiếng gì vậy con chỉ nói là mèo nhảy hay chim va vào , gió dập cửa vv, thật sự con cũng không biết chính xác và trong lòng cũng lo lắng tránh nói từ "nhạy cảm" . Người niệm Phật như con có khi nào bị ma nhát không , nếu có con phải làm sao ?

Tibu:
Hể mà côn trùng nó bay vào là đủ thứ chuyện xảy ra. Chỉ toàn là tiếng ồn. Chả có gì hết. Mình là cửa lưới thôi con. Nhét lỗ tai lại thì ngủ yên.

Khi con tập thì hào quang, chót bẹt nhất là nó biến dạng ra màu sắc thanh hơn (không có đậm như lúc chưa tu) và do tập An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt mà ra.
==========
Nó tương đương với hào quang của giới thanh niên, thanh nữ... cho nên Corona cũng không đụng đến tu sĩ được. (Để ý chỉ có bọn già mới bị thôi).


==========
Cho nên hể mà có An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt là yên tâm công tác, kể cả Siêu Vi Trùng. Lý do chính xác là do đầu óc đã được  phân cực do công phu An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt. 

Còn chuyện ma nhác là vì yếu người mà bị. Khỏe mạnh thì không hề bị.
Trích dẫn
2. Nhà này hàng xóm nói Phong Thủy không tốt (*) , họ mắc nợ làm ăn thất bại và 1 người con bị mất tích, nhà có bậc thềm đi lên nhằm chữ tử (bậc thềm thứ 1 là sinh kế lão- bệnh-tử)hàng xóm khuyên nên phá bỏ 1 bậc thềm đi , bà xã nghe xong khuyên con phá bỏ đi , nhưng con không đồng ý , con chỉ nói vầy : có Đức mặc sức mà ăn
Đúng 100%
Trích dẫn
, sở dĩ chủ nhà cũ bị như thế là do cách sống họ không đàng hoàng ( con nghe hàng xóm nói về họ , và con cũng bị trục trặc giấy tờ vì lỗi nơi họ) , bà xã nghe theo con nhưng chốt lại 1 câu : có gì anh chịu trách nhiệm . Con khuyên như thế có đúng không ?
Con nói và khuyên đúng 100%

(*) Nói về phong thủy:
Dưới mặt đất theo kinh Người và Cõi:
https://www.budsas.org/uni/u-nguoicoi/nc00.htm
Thì bất cứ ai cũng đang sống trên 8 tầng Địa Ngục hết.
Thì ở chỗ nào cũng là tử địa hết.
Mắc chi cái vụ sửa cái bật thang cấp. Sửa xong thì sống không có ai chết hết!
Nghe nó xào xạo làm sao đó. Bói thì ra ma, y như quét nhà thì ra rác! Ông bà đã nói rồi.

Về ngày tốt thì ngày nào làm được việc thiện thì đó rõ ràng là ngày tốt.
Ngược lại, ngày nào làm việc xấu thì ngày đó là ngày xấu.


Con cám ơn Thầy , bí mật con cũng sợ ma , nhưng tuyệt đối không cho bà xã biết , vì con là chổ dựa là niềm tin .
Tibu:
Không sao hết. Hể mà máu nó chạy nhanh thì sẽ hết sợ thôi.
Con nên dợt Vạn Thắng Công. Một phương thuốc thần sầu về chống sợ ma.

BM:
Ma có gì đâu mà sợ. Nó cũng là người chết đi, vẫn ở trong cảnh cũ không thoát ra được kỉ niệm nên cứ loanh quoanh vậy thôi.

Ngoài xã hội thiếu gì kẻ còn ác hơn ma quỷ.  Chẳng qua ma quỷ là dạng hình hài không nhìn thấy được, không sờ nắm được, nên có cảm giác Mình không chủ động và yếu hơn nó trong việc: Đi trước 1 bước vậy thôi. Cho nên người thích chơi với ma quỷ hay sợ ma quỷ thì thường có đặc điểm:
- Hay buồn ôn kỉ niệm
- Sợ người khác đâm sau lưng

Loại bỏ được 2 tính cách này thì đi vào căn nhà trống sẽ chẳng có sợ gì nữa.

Ghê gớm hơn thì doạ chơi ngược lại nó: Đợi tao chết đi làm atula, tao doạ ngược lại cho biết. He he Grin

Nhận ra được nguyên nhân gốc thì tìm cách sửa nó.
- Buồn ôn kỉ niệm: Nghĩa là cứ lê la tiếc thương mãi những kỉ niệm, mà không vượt ra được. Lâu ngày chính nó sẽ tạo ra một không gian, cảnh riêng để mình quay đi quay lại trong đó. Con Ma không gì khác hơn là vì quá nhớ thương, nên nó ở lại trong cảnh cũ người cũ, và cứ mãi sống trong đó.

Con quỷ thì khác hơn con Ma chút, nó cũng sống trong cảnh nó tạo ra, nhưng là cảnh Muốn trả thù. Người muốn trả thù là họ nhìn đâu cũng ra kẻ thù, hành động của mình không ẩn ý, nhưng họ sẽ suy ra là mình có ý làm hại họ. Đó là cảnh của loài Quỷ.

Cách để đối trị thì là vui với hiện tại, sống trong hiện tại vì hiện tại vẫn đang tiếp diễn.

- Sợ bị đâm sau lưng: Việc này khó, vì nó giống như thói quen đã từng bị đâm rồi, nên tâm lý sợ bị lặp lại. Tất nhiên, từng bị đâm vì trước đó mình đã đi đâm người khác, bày trận núp mà đánh úp người ta trong bãi đất trống; cho nên giờ mình sợ bị đánh úp lại vậy thôi.  Grin

Sám hối, và giữ tâm không lừa người vào thế bí, lâu dần sẽ hết. Lòng mình quang thì sợ gì ma quỷ. Câu nói này có ý là như vậy.
* Làm ra được đề mục thì còn gì bằng. Đề mục giống như một phương tiện hoàn hảo. Kể cả khi nằm mơ, biết mình mơ và muốn ra khỏi giấc mơ, không bị chìm trong đó, chỉ cần thấy đề mục và ánh sáng phát ra là chưa đầy một tích tắc, vượt thoát.


tiền tài lữ địa

Thầy ơi thầy cho con hỏi là trong câu:
"Nguyện xin chư vị hộ đạo tràng, hộ gia đình, thần tài, thần tiền hộ trì cho (con, đệ tử...) công phu được TINH TẤN."

Tại sao lại có cả  thần tài, thần tiền ạ? sao không phải là xin tất cả các vị vô hình có mặt ở nơi mình tập ạ?
Để ý câu chuyện này:

Cu1:
--- Ông kia, có mấy triệu không? Ông cho tui mượn cái?

Kế đến câu này:
Cu2:
--- Ba ơi, ba à! Ba biết là con thương Ba lắm không? Ba có vài triệu cho con... làm ăn cái được không Baaaa?

Tất nhiên:
--- Mầy bao nhiêu tuổi mà đòi làm ăn mầy?
--- Cu1: Bảy tuổi! (Vừa nhướng mày, vừa nói): Ông có cho hay không thì cứ nói!
--- Cu2: Dạ bảy tuổi Ba ạ.
=================
Phản ứng:
Chỉ có ôm đầu mà suy nghĩ thôi:
--- Nhìn hai nhóc này thì biết rằng mình đã sanh ra hai thiên tài rồi! Từ nay phải kềm kẹp tụi này chớ không thôi là hư bột, hư đường hết.
=================
Để ý chỗ này:
Hể mà đụng tới tiền bạc là y như rằng là đụng tới... chuyện lớn.

Vì tiền... là huyết mạch, cho nên không có tiền là khó làm gì được.
===============
Một ý nữa [Ý của anh Sơn (A La Hán) trên Đà Lạt]
Muốn tu cho ngon lành, cần có những yếu tố sau:
1. Tiền: Giàu có
2. Tài: Ham học hỏi
3. Lữ: Bạn bè cùng một ý chí tu hành
4. Địa: Địa thế, nhà cửa yên ổn (an cư, lạc nghiệp)

Thiếu thì khó có thể tu hành cho trót được.