Ôi, Cái Này Mình Chưa Quen! & Từ quán đến thấy

Mở mắt vẽ trên giấy cái đảnh Ông Phật có cái đầu, mái tóc và chấm đỏ.
Chú Tibu: 
⁃ Tưởng tượng khó lắm! Mình cứ làm thôi, mới vô mà làm gì được.
⁃ Người ta tập ba mươi ngàn triệu lần mới ra, mình mới làm ba bốn lần ăn thua gì !
⁃ ĐỪNG CÓ BAO GIỜ NÓI LÀ : Làm Không Nổi mà là Mới Đây thôi .
⁃ Cứ Tập ĐỪNG BAO GIỜ NÓI LÀ Tập Không Được mà mình Mới Tập thôi mà.
⁃ Nếu không ra thì đọc câu: Ôi, Cái Này Mình Chưa Quen!
⁃ ĐỪNG BAO GIỜ NÓI LÀ : MÌNH KHÔNG LÀM ĐƯỢC. KHÔNG BAO GIỜ LÀM NỔI CÁI NÀY...
⁃ Chuyện TU HÀNH RẤT KHÓ
⁃ Chuyện TU THÀNH PHẬT KHÔNG PHẢI DỄ



Từ quán đến thấy

- Quán -> khi ra sẽ ra hình ảnh thật đang diễn ra!
Cái hình ảnh làm mình bồi hồi, xúc động -> mình giữ hình ảnh đó một hồi nó sẽ ra hình ảnh thật. Mun đã làm hàng tỷ tỷ triệu triệu ức ức lần nên nhanh và chính xác vậy. Có siêng không? - Siêng. Không ưa không thích thì thôi chịu. Mình ưa mình thích thế nào cũng ra, nó không dành cho ai hết.
 - Đạo Thiên Chúa không bao giờ xuống Địa Ngục??? Đạo Phật lạng quạng có khi xuống Địa Ngục, cũng có khi lên Thiên Đàng???
LÀM GÌ CÓ CHUYỆN ĐÓ ! Anh làm tốt là lên Thiên Đàng, anh là thằng cà chớn thì anh xuống Địa Ngục. Anh làm thiệt là giỏi,  giúp người thì dù là con của Tần Thủy Hoàng, cháu của Tào Tháo cũng lên Thiên Đàng.
- Làm đúng là nó ra, đừng có nói : Sao làm không ra?
- Mun kiểm tra hành động mỗi ngày, tối nào cũng làm tới giờ vẫn làm. TLH cũng vậy rất là kỹ lưỡng.Cảm ơn      

Cận tử nghiệp chia làm 4 nhóm

Cận tử nghiệp chia làm 4 nhóm:
1. Người có công phu
2. Người có tâm thiện
3. Người không công phu
4. Người có tâm ác
- Chết như thế nào không quan trọng, quan trọng là xây dựng thói quen nhẹ nhàng theo kiểu Chư Thiên: hàng ngày công phu, làm việc thiện.
Thói quen thiện, thói quen công phu theo mình đến khi thành Phật.
Cảm ơn  Smiley Smiley Smiley

Tức giận và sân hận

Tiểu Liên Hoa nhận xét như sau: 
Tức giận, sân hận... là mang lỗi lầm, nghiệp nợ của người khác để trừng phạt chính bản thân mình.

Về chủ đề này, ông bà mình nhận xét: 

Ngậm máu phun người:
Với kết quả là: trước hết là dơ miệng mình.

Giận quá mất khôn: 
Khi dạy dỗ con cái, người lớn hay hấp tấp làm hai việc cùng một lúc: đó là vừa la hét, vừa đánh đập. 
Kết quả là đứa bé không thể nào hiểu được mình đang làm cái gì, mà chỉ làm cho nó đau và sợ mà thôi!

Trong trường hợp này: 
Nên bình tĩnh, đợi đứa bé hết bấn loạn (vì nó cũng hiểu là vừa rồi nó đã làm sai). Lúc này mới nói lại cho nó nghe, chắc chắn nó sẽ hiểu và cơ hội chừa, không tái phạm rất là lớn. 
Làm như vậy, nhà cửa lại yên bình… không có căng thẳng thần kinh (stress)
========
Chú ý quan trọng: Không nên làm bất cứ chuyện gì khi còn đang sân hận
Tư thế an toàn của tibu là: Ngồi yên, không nhúc nhích, trên hai bàn tay của mình
========

Trở về với chủ đề trên: 
Tức giận, sân hận thì ai cũng biết: tình trạng tối tăm mày mặt, rồi chỉ thấy lửa trước mặt.

Vế thứ hai là:
là mang lỗi lầm, nghiệp nợ của người khác… Đây mới là chuyện vô duyên. Khi không mình lại đem chuyện thiên hạ vào lòng mình làm chi vậy?

Vế thứ ba là:
để trừng phạt chính bản thân mình. 
Không có cái nào kỳ dị bằng cái chuyện này! 
Lý do làm như vậy nó đốt hết phước báu, càng làm cho mình bấn loạn, mất ngủ, đau đớn hơn… với một chuyện đâu đâu, chằng ăn thua gì đến mình! 

Đúng như Phật NgônVô Minh sinh Hành!

Có nghĩa là, bổng nhiên nó xuất hiện một cục gì đó trong thân mình thì nên có sẳn trong nhà những công cụ để hạ nhiệt, dập tắt sân hận càng sớm, càng tốt.

Dụng cụ thường dùng của chúng tôi là:

1. Nếu tôi biết ngày mai tôi chết! 
Thì tôi (điền vào chỗ trống) người đó để làm gì?

2. Phật Ngôn:
Nếu người ta mời mình ăn một món, mà mình không thích ăn… thì món đó sẽ tự động trở về lại khổ chủ. 
Bằng cách phớt lờ, không chú ý và cũng chẳng bận tâm đến vấn đề phản ứng này nọ: thì sự khó chịu đó sẽ trở về y chang với khổ chủ.

3. Sân hận: Ngay danh từ này đã cho mình cách đối phó rồi! 
Đó là đừng có đem vào bên trong tâm của mình. 

Mà nên để nó ở ngoài sân.

4. Cũng nên biết: Không "Sân hận" thì "Tham, Si" cũng hết chỗ đứng! Niết Bàn tại đây luôn!

BM: 
Tham, sân, si ai cũng có; nhưng sẽ có người tính Sân mạnh hơn hẳn 2 tính cách còn lại. Đó là so trên tổng thể chung cùa 1 cá thể A đó mà thôi. 

Nhưng nếu so cá thể A  đó với 1 cá thể B  khác nghiêng về Tham nhiều hơn, chưa chắc tính Sân của họ đã có mức độ mạnh hơn; bởi tuy người B kia nghiêng về Tham nhưng tổng thể chung cả Tham, Sân, Si trong cái người ấy đã mạnh hơn người A rồi.

Do đó, người ta chỉ nói rằng: xu hướng nghiêng về cái gì nhiều hơn. 

- Có điều, Sân là thứ khó bỏ nhất; vì Alahan mới hết vi tế Sân. Còn Tham thì lại là thứ dễ nhận ra nhất. Có đôi khi, vì Tham không thoả mãn, nên mới sinh ra giận dữ; nên muốn giảm Sân trong trường hợp này thì lại cần nhận ra mình đang Tham,và vì mình không đạt được cái Tham đó nên mình Sân. Tham sống, tham ăn, tham ngủ, tham tiền, tham dục....
- Tham vì cho rằng đây là tôi, của tôi. Vd: bố mẹ đánh đứa con do nó không nghe lời làm bể đồ, vì bố mẹ cho rằng: Cái đồ ấy là của tôi, do tôi mua và đứa con do tôi đẻ ra. Thế là vì tiếc của nên tét đít nó.
- Cho rằng đây là tôi, của tôi vì Cho rằng mọi thứ trên đời là Thường tồn, vĩnh cửu, không hoại

Vậy là sau một đoạn dài mới có câu: Nếu như mai tôi chết ( nghĩa là tôi cũng vô thường), thì tôi còn...người đó để làm gì

Cơ chế bệnh điên

Thầy ơi!
Anh con ngày càng điên loạn con thấy xót quá chẳng biết giúp sao. Con viết xin thầy bày con phương tiện gì có thể giúp được anh con. Con cảm ơn thầy nhiều lắm
Con 
Điên loạn thì đi bệnh viện. Không nên cho mấy ông thầy pháp ba rọi ăn tiền.
Nhà tibu cũng có người cháu bị điên. Tất nhiên, bà chị mướn thầy pháp về... nhưng đâu có được gì đâu?
========
Cơ chế bệnh điên ở nhà tibu là do "cả nhà sắp xếp ngược". 
========
Có nghĩa là người nhỏ tuổi lại "ăn hiếp người lớn tuổi"! Cho nên nó đảo lộn hết trật tự. Và có thói quen là cả nhà hùa nhau ăn hiếp người lớn tuổi.

Và do thói quen này mà những người nhỏ, khi ra đường (như khi đi học, giao tiếp với bạn bè) thì người nhỏ cứ theo thói quen: tính chuyện leo lên đầu, lên cổ thiên hạ! Và... Cứ cho mình là nhất thiên hạ!

Ở ngay tại nhà, thì dĩ nhiên là được! 
Nhưng khi... ra ngoài đường thì đâu có được cái quyền này nữa!

Thế là người nhỏ bị ức chế... Rồi do tức quá rồi dẫn đến vấn đề không ngủ được! 
Và cuối cùng bị điên! 

Chỉ vậy thôi!

Nhắm mắt, nhưng còn sống


Mời bà con thưởng thức pháp âm Nhắm mắt, nhưng còn sống
Ghi chú: Trong khi chờ đợi pháp âm, xin mời bà con đọc bài viết của thầy Tibu bên dưới đây:
-----------------------------------

Có rất nhiều quan niệm về cái vụ nhắm mắt, nhưng còn sống.

1. nằm ngủ không có mơ mộng gì: Loại chúng hữu tình (sinh vật có tình cảm) này. Căn cứ vào các sinh hoạt bình thường trong ngày: người ta nhận thấy rằng: có một thói quen "phản ứng thô lổ" (giận dữ ngang xương). Thói quen "không có ai dám nói ngược lại ý mình"... Nhất là tham dục còn nhiều... Chúng hữu tình này vẫn còn linh hồn, nhưng vì tâm còn quá thô lổ. Cho nên tuy là vẫn có nằm mơ nhưng lại... không thể nào nhớ được gì cả.

2. Các chúng hữu tình có thói quen sống đàng hoàng, có trên có dưới, có suy nghĩ về các hành động thiện hay ác của mình. Nếu thiện thì phát triển, ác thì loại bỏ dần: Loại này có linh hồn, khi ngủ có nằm mơ. Và khi thức dậy hầu hết là có thể nhớ lại giất mơ (ý chính).

3. Các chúng hữu tình do đời sống có kỹ cương, ghét ra ghét, thương ra thương, Bà con trong một gia đình thì quý nhau, giúp đở nhau... một cách "không có điều kiện"! Bà con ngoài đường thì xem xét rất kỹ coi có tốt hay không? Không tốt là "không giao tiếp", tốt là "giao tiếp". Do thói quen hằng ngày như vậy, mà còn có linh hồn, và rất thích nằm mơ. Lý do là khi nằm mơ thì hoạt động, sinh hạot không gò bó. Theo kiểu: thích bay thì cứ bay. Thích ngắm cảnh thì có cảnh để ngắm... Do thói qurn tốt đẹp như vậy mà vẫn còn nằm mơ và nhớ ý chính của giấc mơ nên loại này có một sức chịu đựng rất là tốt. Và có cuộc sống không có biến động nhiều.

4. Các chúng hữu tình do có kỹ luật bản thân, sống rất đúng với thiện và ác cho nên vẫn còn có linh hồn và còn nằm mơ. Giấc mơ có rất nhiều chi tiết và được nhới lại rất là dể dàng và rất rõ

5. Các chúng hữu tình biết cách An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt. và có giới luật, biết cách thay đổi tính tình để càng ngày càng có một cuộc sống thanh tịnh đúng với giới luật, đúng với lương tâm... 
Loại này có hai loại: 
(51). Loại ít khi nằm mơ, nhưng hể nằm mơ là nhớ, biết rất rõ là mình đã làm được những gì khi đang ngủ. Biết và nhớ rất rõ câu chuyện đó còn đang gian dở, hay là đã hết rồi: Dĩ nhiên, chưa hết thì khi đi ngủ sẽ lại có thể đi về giấc mơ đó... thêm nhiều lần nữa và thực hiện cho đến khi xong công việc... Tất nhiên, loại này rất là hiếm, không thể nào gặp được ở mỗi ngã tư đường được. 
(52). Loại này cũng y như loại (51). Nhưng mức độ An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt cao cấp hơn rất là nhiều, Cao đến độ mà linh hồn bị tiêu diệt (chết luôn). Dĩ nhiên loại này rất là hiếm gặp. và dĩ nhiên không thể nào gặp được một lúc nhiều người ở... mỗi quốc gia! Loại này có thói quen là ngủ... Không Có Nằm Mơ. Hết Chuyện kiến thức phổ thông về vấn đề... có nhớ hay là không nhớ về những giấc mơ. Có nằm mơ hay là không nằm mơ.