Tức giận và sân hận

Tiểu Liên Hoa nhận xét như sau: 
Tức giận, sân hận... là mang lỗi lầm, nghiệp nợ của người khác để trừng phạt chính bản thân mình.

Về chủ đề này, ông bà mình nhận xét: 

Ngậm máu phun người:
Với kết quả là: trước hết là dơ miệng mình.

Giận quá mất khôn: 
Khi dạy dỗ con cái, người lớn hay hấp tấp làm hai việc cùng một lúc: đó là vừa la hét, vừa đánh đập. 
Kết quả là đứa bé không thể nào hiểu được mình đang làm cái gì, mà chỉ làm cho nó đau và sợ mà thôi!

Trong trường hợp này: 
Nên bình tĩnh, đợi đứa bé hết bấn loạn (vì nó cũng hiểu là vừa rồi nó đã làm sai). Lúc này mới nói lại cho nó nghe, chắc chắn nó sẽ hiểu và cơ hội chừa, không tái phạm rất là lớn. 
Làm như vậy, nhà cửa lại yên bình… không có căng thẳng thần kinh (stress)
========
Chú ý quan trọng: Không nên làm bất cứ chuyện gì khi còn đang sân hận
Tư thế an toàn của tibu là: Ngồi yên, không nhúc nhích, trên hai bàn tay của mình
========

Trở về với chủ đề trên: 
Tức giận, sân hận thì ai cũng biết: tình trạng tối tăm mày mặt, rồi chỉ thấy lửa trước mặt.

Vế thứ hai là:
là mang lỗi lầm, nghiệp nợ của người khác… Đây mới là chuyện vô duyên. Khi không mình lại đem chuyện thiên hạ vào lòng mình làm chi vậy?

Vế thứ ba là:
để trừng phạt chính bản thân mình. 
Không có cái nào kỳ dị bằng cái chuyện này! 
Lý do làm như vậy nó đốt hết phước báu, càng làm cho mình bấn loạn, mất ngủ, đau đớn hơn… với một chuyện đâu đâu, chằng ăn thua gì đến mình! 

Đúng như Phật NgônVô Minh sinh Hành!

Có nghĩa là, bổng nhiên nó xuất hiện một cục gì đó trong thân mình thì nên có sẳn trong nhà những công cụ để hạ nhiệt, dập tắt sân hận càng sớm, càng tốt.

Dụng cụ thường dùng của chúng tôi là:

1. Nếu tôi biết ngày mai tôi chết! 
Thì tôi (điền vào chỗ trống) người đó để làm gì?

2. Phật Ngôn:
Nếu người ta mời mình ăn một món, mà mình không thích ăn… thì món đó sẽ tự động trở về lại khổ chủ. 
Bằng cách phớt lờ, không chú ý và cũng chẳng bận tâm đến vấn đề phản ứng này nọ: thì sự khó chịu đó sẽ trở về y chang với khổ chủ.

3. Sân hận: Ngay danh từ này đã cho mình cách đối phó rồi! 
Đó là đừng có đem vào bên trong tâm của mình. 

Mà nên để nó ở ngoài sân.

4. Cũng nên biết: Không "Sân hận" thì "Tham, Si" cũng hết chỗ đứng! Niết Bàn tại đây luôn!

BM: 
Tham, sân, si ai cũng có; nhưng sẽ có người tính Sân mạnh hơn hẳn 2 tính cách còn lại. Đó là so trên tổng thể chung cùa 1 cá thể A đó mà thôi. 

Nhưng nếu so cá thể A  đó với 1 cá thể B  khác nghiêng về Tham nhiều hơn, chưa chắc tính Sân của họ đã có mức độ mạnh hơn; bởi tuy người B kia nghiêng về Tham nhưng tổng thể chung cả Tham, Sân, Si trong cái người ấy đã mạnh hơn người A rồi.

Do đó, người ta chỉ nói rằng: xu hướng nghiêng về cái gì nhiều hơn. 

- Có điều, Sân là thứ khó bỏ nhất; vì Alahan mới hết vi tế Sân. Còn Tham thì lại là thứ dễ nhận ra nhất. Có đôi khi, vì Tham không thoả mãn, nên mới sinh ra giận dữ; nên muốn giảm Sân trong trường hợp này thì lại cần nhận ra mình đang Tham,và vì mình không đạt được cái Tham đó nên mình Sân. Tham sống, tham ăn, tham ngủ, tham tiền, tham dục....
- Tham vì cho rằng đây là tôi, của tôi. Vd: bố mẹ đánh đứa con do nó không nghe lời làm bể đồ, vì bố mẹ cho rằng: Cái đồ ấy là của tôi, do tôi mua và đứa con do tôi đẻ ra. Thế là vì tiếc của nên tét đít nó.
- Cho rằng đây là tôi, của tôi vì Cho rằng mọi thứ trên đời là Thường tồn, vĩnh cửu, không hoại

Vậy là sau một đoạn dài mới có câu: Nếu như mai tôi chết ( nghĩa là tôi cũng vô thường), thì tôi còn...người đó để làm gì