Nimita? Ồ Thật Giản Dị


02-3-2009
Nimita thường gọi là những hình ảnh mà thiền sinh khi nhắm mắt hay mở mắt và tập trung tư tưởng vào một đề mục, thường gặp trong lúc công phu.
Nimita trong hiện tượng của cận định (tâm gần nhập được chánh định): Hình ảnh này lúc đầu thường xuất hiện với 3 tính cách sau đây: 
·       Bất ngờ.
·       Không báo trước.
·       Và không theo một chủ đề nhất định nào. 
Giao động tâm thức lúc này chỉ gồm 10 sát na tâm thức, với 7 sát na tâm thức căn bản và 3 tâm thức ở luồng tốc hành tâm (Javana): Chuẩn bị, thuận thứ, cận hành. 
Khi đạt được sát na CHUẨN BỊ: Hành giả có những cảm giác ngay trên THÂN mình như sau: 
Phình to ra, teo nhỏ lại, bị nghiêng, lúc lắc, tê rần từng luồng, nổ trong đầu (kèm theo một tia chớp sang), ngủ gục (cả người hay từng phần). 
Phân Tích: 
Nimita ở cận định thường phản ảnh trạng thái thô tâm của mình khi tâm đang lắng xuống do tác động của công phu, ở đây: 
·       Phình to ra: do tính cách tự cao, tự tôn, tự đại.
·       Teo nhỏ lại: tự ti, mặc cảm.
·      Bị nghiêng: thiên lệch khi phê bình, cũng có khi do ảnh hưởng của từ trường chỗ tu tập gây nên, Nếu bị vậy: cứ xoay 45º theo chiều kim đồng hồ để khỏi bị hao lực trong lúc công phu.
·       Lúc lắc: Lăng xăng (khi như vầy, khi như thế kia).
·       Tê rần từng luồng và nổ là do tác dộng của thô tâm sân hận.
·       Ngủ là do thô tam si nên thường bị mê, nhưng cũng có khi do mệt gây ra. Ngủ ở đây là nói về trường hợp sau khi đã ngủ một giấc đã đời rồi mà khi tập mà vẫn bị ngủ thì cái này đích thị là do thô tâm si gây ra. 
Sát na THUẬN THỨ: Tâm thức có những hình ảnh sau đây, tất nhiên là vì cận định nên hình ảnh cũng xuất hiện với 3 tính chất: 
·       Bất ngờ.
·       Không báo trước.
·       Và không theo một chủ đề nhất định nào. 
Đối với những hành giả nào nhắm mắt sẽ thấy rõ hơn. Nếu mở mắt vẫn có thể thấy rõ trong màn đêm. 
·       Một đốm màu xanh lơ.
·       Một đốm có màu sắc lẫn lộn.
·       Một đốm sáng màu đỏ hay cam.
·      Hình như có một đèn pha chiếu từ bên trái hay bên phải kèm theo những giải màu sắc (đủ màu). 
Với sát na Thuận thứ: hình ảnh thường cho biết những nét chính của hào quang mình. 
·       Đốm màu xanh lơ: người trầm tính thích đọc sách.
·       Một đốm sáng màu đỏ hay cam: người nóng tính
·    Một đốm có màu sắc lẫn lộn: Người ta có khuynh hướng thần quyền (vẽ bùa), tính tình bất nhất, đa nghi một cách tiêu cực (chỉ nghi ngờ vậy thôi chứ không cố gắng tìm hiểu).
·      Hình như có một đèn pha…: cũng đa nghi nhưng tích cực hơn. 
Đặc biệt những ai có….. tâm nhiều họ cảm nhận được hai cảm giác của 2 sát na Chuẩn bị và Thuận thứ. Có nghĩa là vừa có cảm giác ở thân thể mà lại có những hình ảnh nói trên.
Tiếp đến sát na CẬN HÀNH trong luồng Javana: Ở trình độ công phu này hành giả có thể gặp những hình ảnh sau:  
Một con mắt trái, hoa rơi, người đứng hay ngồi lúc nhúc, nghe tiếng nói bên tai, mùi thơm, hôi, mùi phòng thí nghiệm.  
Do tác động yên tĩnh của thô tâm sau một thời gian ngồi với một quan niệm “KHÔNG” nào đó hay một quan niệm buông xả hay buông bỏ (từ ba tháng trở đi tuy tùy theo nghiệp quả từng người), hệ thần kinh trở nên trong sạch và cảm nhận được những rung động rất là tế nhị của những thế giới vô hình. 
Những hình ảnh này không mời mà xuất hiện là do sự cộng hưởng của một giai tần KHÔNG nào đó (Ý của Hai Lúa tui là: KHÔNG  cũng có nhiều trình độ khác nhau!) Cũng như không thể nói là vọng tâm (vì trước khi đó mình không có một khởi niệm về nó thì dựa vào đâu mà kết luận: nó là vọng?)   
Ba hình ảnh đầu tiên thuộc về thế giới của THA HÓA TỰ TẠI. Đặc biệt hình ảnh hoa rơi làm cho mình lầm tưởng đó là cảnh giới thuyết pháp của chư Phật được miêu tả trong các kinh Đại Thừa. Hai Lúa tui xin mạn phép chép lại một đoạn kinh Pháp Hoa cho các bạn nghiên cứu (câu 21-22 phẩm Tựa, trang 43), Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh lúc đó nói kinh Đại Thừa tên là Vô Lượng Nghĩa Xứ Giáo Bồ Tát Pháp Phật sở hộ niệm. 
Khi ấy trời mưa hoa Mandala, hoa Maha Mandala… Hai Lúa tui bị lọt bẩy ở nơi này khá lâu (1977-1983), Nghe tiếng nói hay ngửi được mùi là vì cái trạng thái KHÔNG của hành giả đã ổn định hơn trước, nên mới bắt được các tần số đó. 
·        Hương: thường phát ra một mùi thơm như hoa
·        Tha hóa tự tại: mùi thơm ngọt như bánh ngọt
·        Quỉ thần: mùi khét hay mùi phòng thí nghiệm
·        Hộ pháp Kim cang: thường phát ra một mùi trầm (mùi của loại trầm tốt) 
Nguy Hiểm: 
Ngửi hay thấy “sau một thời gian” hành giả có thể bị cảnh giới ảnh hưởng và làm tăng bản ngã vì hai lý do: 
1.   Khi đi hỏi thì không ai giải thích rõ ràng, làm cho mình suy diễn là chỉ có mình là đạt tới trình độ tâm linh đó thôi. Đặc biệt, ai mà thấy hoa rơi nhiều thường hay bố thí một cách rất là “ta đây”.
2.   Phần đông là không ai thấy gì cả nên mình thường cho rằng: ta là tu hành tinh tấn hơn những người khác (là do lúc trước đó mình cũng như họ) 
Do vậy, các thiền sư lỗi lạc thường định nghĩa THA HÓA TỰ TẠI là con của THIÊN MA!
Khi tụi mình ngồi như vậy với một tâm KHÔNG nào đó, một cách thụ động, sau một thời gian hệ thần kinh tạm ổn định ở trạng thái thô tâm và trở nên như một máy thu sóng, nên lúc đó mình tự nhiên thấy này thấy nọ. Do thấy này thấy nọ thành thử hành giả thường lầm lẫn đây là Huệ nhãn. 
Xin thưa: đây không phải lả Huệ nhãn. Tại sao? 
1.   Vì tụi mình không điều khiển được cái thấy này! 
Ví Dụ: trong khi thấy này nọ thử tác ý muốn thấy trên con đường dọc theo xóm của mình có bao nhiêu cái cây?
Xin thưa cái này nó không có khả năng đó.
Huệ nhãn thì thấy được liền. 
2. Và nếu đã nói là huệ thì mình phải biết nguyên nhân tại sao những cảnh giới này xuất hiện và nguồn gốc của nó. Ngay khi mình thấy nó: chi tiết này rất quan trọng khi các bạn gặp những người tự xưng hay có những hành động chứng tỏ rằng “mình đã khai Huệ hay khai Huệ nhãn”. Người đã khai Huệ rồi thì không có cái trò đoán mò và nói chuyện một cách “tâm lý như thầy bói”.
Họ nói ngắn gọn và chính xác. 
Xin hẹn thư sau sẽ bàn về Chánh định có nghĩa là mình sẽ thấy gì ở sát na Chuyển tánh. 
Nay vào sát na kế tiếp, CHUYỂN TÁNH: tâm lý hành giả được nhảy vọt và thăng cấp bằng cách: 
1. Chuyển tánh công phu: thay vì ngồi hay nằm: với “tâm không” một cách thụ độngnhư đã bàn vào bài trước đó với tất cả những hậu quả của nó. Nay hành giả cố gắng tạo một hình ảnh xuất hiện đằng trước mặt. Hình ảnh đó là đề mục thiền định do mình tự chọn hay do một thiền sư chọn cho mình. 
2. Do cố gắng tạo một hình ảnh xuất hiện đằng trước mặt nên hành giả không còn ngồi hay nằm một cách thụ động nữa mà lại rất là tích cực – Do tính cách “Chuyển tính” (từ thụ động sang tích cực) này mà hành giả không còn thấy những cảnh giới trước đó nữa – cách này hoàn toàn hợp lý. 
Điểm sai lầm thường gặp là: 
1.    Vì tiêm nhiễm tính cách KHÔNG của thể tính mà hành giả cố tình gạt bỏ hay xóa bỏ tất cả những hình ảnh ở trạng thái cận định để cố gắng vào cái KHÔNG: chính cách này sẽ làm hành giả rơi vào một tình trạng là: 
- Không được gì cả:
Người đầu tiên rơi vào trên chính là ngài Ma Ha Ca Diếp. Tại sao? Vì lúc đó là huệ mà không có định.
Các bạn sẽ đụng những tu sĩ này ở những lý luận không rõ ràng, giải quyết thắc mắc không rõ nét và thực tế. Lời nói thường hay bị hiểu lầm.
Do đó các thiền sư lỗi lạc có định nghĩa tình trạng này như sau:
Huệ mà không có định là điên (vì tính cách hiểu lầm của những người nghe pháp, mà người thuyết pháp không có cách gì để kiểm tra họ được vì: tình trạng là (người thuyết pháp) không có “Chánh định”) 
2.     Sợ quá mà không tập nữa: vì không ai giải thích. Vì người ta nói là KHÔNG! Mà tại sao mình ngồi thì lại thấy tùm lum như vậy là có sai cái gì đó: thôi không tập nữa.  
Kết luận: Và sau khi đã “Chuyển tánh” được rồi thì sẽ thấy để mục ở đang hình nổi 3D. 
Cũng nói thêm rằng: tất cả những linh ảnh biến hiện một cách không tự chủ ở trên đầu tự động biến mất. Nói một cách xác thực, nhờ vào tốc hành tâm Chuyển tánh mà mình có thểnhập chánh định trên đề mục được. 
Do vậy mà để rút ngắn hơn nữa thời gian thành tựu: Hai Lúa tui thường xuyên đề nghị các bạn, ngay từ giai đoạn đầu, nên tập trung tư tưởng đằng trước mặt và cố tạo ra một hình ảnh từ một đề mục chọn sẵn là vậy đó. 
Và tất nhiên sau đó là những cặp vé số Thanh tịnh hay An chỉ. Nếu cái thấp nhất là Sơ thiềnthì cái cao nhất tất nhiên là Diệt Thọ Tưởng Định. 
Xin mời các bạn đến đó xem và thưởng thức cái tánh giải thoát mà đức Phật Thích Ca đã phát kiến ra, cách đây tròn 2500 năm. 
Mến
Hai Lúa