Ý ----> Khẩu ------> Thân.

Thì bởi vậy, thông thường là khi đi tim Đạo thì ai cũng mơ là mình sẽ đụng "Chân Sư" hay ít ra cũng là "Chánh Pháp Nhãn Tàng"!
Nhưng ít ai ngờ rằng điều kiện để mà gặp cái "Sự Thật Lớn" là chính mình lại tự sữa đổi để có thể an toàn  khi làm một sự thật nhỏ, đó là: Ăn Ngay Nói Thật. Và đừng có giởn chơi ở chỗ này: Vì đây là Phước Báu Lớn Nhất của Con Người.
Trong dây chuyền sản xuất bất cứ con người nào thì lúc nào cũng khởi từ ba vấn đề, đó là:                                                Ý ----> Khẩu ------> Thân.
Trong Đạo Mười (10) Chánh của Đức Bổn Sư:
Cái Chánh Kiến nó khởi ở chỗ này:
Khi ý có thật thì ---> Miệng Nó Thật.
Khi Miệng Nó Thật ---> THÌ THÂN NÓ THẬT.
Chỉ khi nào hội đủ điều kiện này thì "hành giả" biến thành "Hành Thiệt" và cũng là lúc, đi đâu cũng gặp "Chân Sư".
Còn lúc nào cũng có một "bí mật nho nhỏ" ở trong ý của mình thì sẽ gặp toàn là đồ lâm vố. Và đó là điều luật ngàn thu khi đi tìm cái Sự Thật Bự như là cái Chân Lý.
Khỏi nói thì ai cũng phải Chánh Kiến ở điều này:
Muốn có cái bự là Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả), Trong cái Chánh Kiến của Con Đường Mười (10) Chánh thì cũng phải tự điều chỉnh để có cái nhỏ là: Lòng Hiếu Thảo đối với Cha Mẹ.

source

Đường Đạo

HL: Đừng có lo thanh minh... thanh nga ... cái chuyện này chuyện kia. 
Bổn phận của Người Chỉ Đường thì họ biết lúc nào là người đối diện nói theo kiến thức và lúc nào nói theo kinh nghiệm công phu. Cũng như lúc nào nói chơi, lúc nào nói thiệt. Không biết cái này thì không thể nào chỉ đường được.
Con coi, khi tập xe đạp thì leo lên nó qụeo đầu này, quẹo đầu kia. Rồi một hồi nó mới chạy thẳng được.
Không cho nó làm như vậy thì cái tâm nó không thể nào mà tập được. 
Vì trên lý thuyết thì từ A tới B mình có thể kẻ một đường thẳng (vốn là đường ngắn nhất). Nhưng thực tế thì chẳng có ai có thể đi được trên đường thẳng này, mà phải đi tuỳ theo sức của mình. Có nghiã là đường cong hay đường lạng quạng nhưng hướng chính là vẫn hướng vào mục đích là ngon lành rồi.
source

Linh tính

Vấn đề đặt ra là cái linh tính này có trúng hay không?
Nguyên tắc để được sự chính xác là hành giả lại cần hai đặc tính bất di bất dịch đó là:
1. Ăn ngay, nói thật.
2. Có Hiếu với Cha Mẹ.

Tại sao?
Sau một thời gian rơi vào tình trang trong sạch này thì linh hồn cảm nhận được sự nhẹ nhàng của sự giữ giới luật.
Môt thời gian sau, với sự huân tập trong giới luật này thì hệ thần kinh lần hồi cũng bị thấm nhuần. 
Và chỉ sau một thời gian như vậy, do:
1. Linh hồn được nhẹ nhàng, với sự yêu mến sự thật: Nên sự cảm nhận được trung thực hơn.
2. Hệ thần kinh cũng đã từng có cảm giác của sự nhẹ nhàng khi trình bày rõ ràng một sự thật cho một người nào đó nghe.
Chỉ sau khi hai điều kiện này được thỏa thì linh tính lúc này mới là đúng.

Còn tuy rằng có linh tính nhưng nó cứ sai hoài! Nguyên nhân là vì có sự lọt chọt trong sinh hoạt hằng ngày như:
1. Cười nói xả giao, và nói những lời sáo ngữ cho qua chuyện. 
2. Tu luyện trong cách nói sạo, qua sự phát biểu bằng kỹ thuật lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh ... y như là mình đang ở trong tình trạng đó (các diễn viên, tài tử đóng phim, các ca sĩ ...).
3. Sinh hoạt trong sự nói sạo và cũng không có chỗ nào hoặc là người nào để mà nói thật!
4. Do huân tập như vậy, phước báu giảm rất là nhanh nên sau cùng thì linh tính bị trật, và từ khi bị giảm phước báu thì cũng từ đó cái linh tính lúc nào cũng sai. 
Sự tai hại này: Nó lây sang những kiếp sau đó luôn.

An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt là một sự kích thích rất là độc đáo để bắt buộc nguyên con cái tâm (Thô Tâm và Vi Tế Tâm) Nó hoạt động đồng bộ để tạo ra một sự thật nho nhỏ (đề mục) để từ đó:
Tu sĩ có căn bản để tiến tới một Sự Thật to lớn hơn: Đó là Chân Lý.
Tất nhiên, trên con đường hướng đến Chân Lý: dấu hiệu đầu tiên về trí tuệ là cái linh tính nó đúng đến dể sợ.

Bàn thêm về An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt:
Kỹ thuật trên đòi hỏi:
1. Tính mềm dẻo, uyển chuyển trong công phu. (y như là giữ thăng bằng trên xe đạp, và như vậy là: Không lần nào lại giống lần nào).
2. Sức khỏe.
3. Có lối thoát trong vấn đề nói lên sự thật cho một người nào đó nghe.
4. Có Hiếu với Cha Mẹ
5. Làm đại. 
Theo kiểu: 
51. Thấy, thì nói thấy! Không thấy, thì nói là không thấy. 
52. Chớ đừng có khi thấy thì lại phân tích coi nó là do trí tưởng tượng
53. Hoặc là bắt nó phải có những tính chất như là cái thấy con mắt thịt ( có nghiã là: Khi mình thấy cái vách tường thì không thể nào thấy cái bàn đằng sau cái bức tường). 

Trong vấn đề này: Nhí là xuất sắc! 

source

Linh tính - Phước báu - Ăn ngay nói thật

Về tiến tu, con người nên trang bị cái linh tính cho trung thực. Theo kiểu thấy đúng, là nói đúng; thấy sai, thì nói sai. Đây là bước đầu tiên. 

Và tất nhiên, có thể mất mạng như chơi khi tiến tu nhanh quá! Lý do, là không để ý đến phước báu. 

Có thể nói: Chưa đủ phước báu mà... ăn ngay nói thật thì có thể bị: tru di tam tộc luôn đó!
===================
Không có cái linh tính này là chịu thua! Không thể nào tu hành được. 
===================

Lại hỏi tiếp:
Chừng nào có đủ cái (linh tính) này? 
Trả lời:
Khi biết đá, biết vàng!

Phân tích:
Đây chỉ là giai đoạn 1.
Trong khi huấn luyện linh tính. Cần có thời gian rất là lâu... Lâu lắm, lâu, lâu ghê lắm!

Việc huấn luyện này: phải vấp ngã, phải thấy trúng và đồng thời phải thấy sai... 

Dĩ nhiên, thấy luôn cái lươn lẹo, dối trá của cái linh tính.

==================
Giai đoạn 2: 
Giai đoạn đời sống gắng liền với... trách nhiệm.

Nói rõ hơn:
Khi quyết định nói như vậy: là điện giật, là roi mây, là nước mắt... Nhưng vẫn cứ nói!

Gương lành: 
Đức Bổn Sư (khi Ngài đánh lừa Chư Thiên trong khi Ngài nhịn đói...) 
Thầy Milarepa bị hành xác... gần tự tử vì Thầy Marpa đầy đọa, làm việc khổ sai...

Và nếu nhìn kỹ các tu sĩ nỗi tiếng... Chưa có ai, mà không trải qua hiện tượng: giữa sự sống và sự chết trong khi quyết định này nọ...

==================
Trên đây chỉ là giai đoạn sử dụng linh tính cho đúng, không được sai chạy.
Đơn giản: Có, nói có; không, nói không.
Chỉ là chuyện ăn ngay nói thật, và các khía cạnh thực tế của nhân quả...

Anh Sơn nhắn bà con:
- - Cái gì cũng là ảo giác hết... nhưng nghiệp quả là thật, rất là thật. 
=================

Nhân quả của linh tính là:
Tất nhiên, tới đây chỉ là cái linh tính tầm thường của cuộc đời, của các nhà khoa học, của các nhà phát minh này nọ mà thôi.
Do nhân này, mà các đại nhân được cái linh tính trời cho, qua các cách để thực hiện các việc vặt... Từ cái nhỏ nhất như lấy quẻ Kinh Dịch, đến các cách bắt mạch, các nhận xét về hao quang, linh tính này nọ về các bạn bè chung quanh mình: ai là người tốt, ai là người xấu...

Tất nhiên, Cái đúng nhất là khi chọn bạn 100 năm (sau khi phát tâm tu hành)... là chọn đúng! Không có vụ chọn người lại. Nhất là chọn người khác!
Điều quan trọng là: Người này ủng hộ người kia.

Gương lành:
Vợ của Đức Phật.
Em gái của Thầy Milarepa
Vợ của tibu
Vợ của Le Le
[...]
==================
Giai đoạn 3

Sau khi qua giai đoạn linh tính về Đời! 
Con người (chữ thường) thăng hoa tới quả vị Con Người (chữ hoa).
Do cộng thêm phép lạ của Chữ Hiếu.

Đến đây, Con Người (chữ hoa) mới đủ năng lượng để chuyên chở Chân Lý.

Phân tích:
Rất đơn giản, con người có hai loại:
1. con người (chữ thường): Đặc điểm: Chỉ có phước báu tầm thường là có thể kiếm ăn nhiều hơn (giàu hơn).
2. Con Người (chữ hoa): Với hệ thần kinh rất là vững mạnh (do việc: trải qua bao gian nan, tôi luyện trong đau khổ). Một trong tiêu chuẩn để làm tu sĩ là một hệ thần kinh khỏe mạnh. (Hệ thần kinh, nghe bà con).
Có thể chuyên chở được Chân Lý vì Chân Lý chỉ trao truyền lại cho Con Người.

source