trích Tử Thư Tây Tạng

Khoa học đã chứng minh rằng mắt của chúng ta chỉ đáp ứng được với một số rung động tối thiểu trong vũ trụ. Nếu sử dụng các dụng cụ tinh vi hơn, người ta có thể nhìn thấy như tia hồng ngoại, tia tử ngoại.v.v..Nếu bạn tin rằng các giác quan của thể xác đã giúp bạn cảm nhận được những vật chất cấu tạo bằng nguyên tử của cõi hồng trần thì các giác quan của thể tin thần cũng sẽ giúp bạn cảm xúc được các nguyên tử cấu tạo bởi cõi đó. Nhờ xúc giác, chúng ta có thể sờ mó các vật chất của cõi trần thì một thứ xúc giác đặc biệt của thể tinh thần cũng giúp chúng ta sờ mó được các vật chất cấu tạo bởi nguyên tử cõi này.
Bạn đừng nghĩ rằng cõi tinh thần đó nằm ở đâu xa xôi, thực ra nó và cõi trần này ở cùng một chỗ, chiếm cùng một vị trí trong không gian và thời gian, nhưng vì cấu tạo bởi các nguyên tử khác nhau nên người ta không cảm thấy nhận được nó đó thôi.

Các danh sư Tây Tạng chỉ dẫn rằng, nếu muốn chuyển đạt tin tức cho người quá cố, bạn có thể giữ trong tư tưởng điều bạn muốn nói thì chuyện đó sẽ xảy ra. Tuy nhiên bạn nên biết rằng ở cõi tinh thần, người ta có thể đọc được tư tưởng của người sống.

Theo các danh sư Tây Tạng, trong cõi tinh thần, không gian không còn là
một trở ngại nữa. Người ta tự do di chuyển đó đây theo ý muốn. Nếu thích phong cảnh trời biển, họ tha hồ ngao du những chỗ nào đẹp đẽ nhất. Nếu thích mỹ thuật, họ có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sỹ tài ba mà không phải chờ đợi xếp hàng hay mua vé vào cửa. Nếu thích âm nhạc, họ có thể di chuyển từ hí viện này đến hí viện khác để thường thức các khúc nhạc tuyệt diệu. Bất cứ thích điều gì, họ có thể thưởng thức điều đó hết sức dễ dàng, miễn là những cái đó thuộc về phạm vi tinh thần hay xuất phát từ các tình cảm cao thượng. Tại sao? Vì những thứ này không cần phải sử dụng đến một thể xác vật chất.

CÁCH HAY NHẤT ÐỂ GIÚP ÐỠ NGƯỜI MỚI QUA ÐỜI
1.các giác quan của thể tinh thần từ lâu vẫn bất động (inactive) bỗng được kích động và dần dần trở nên linh hoạt. Chỉ một lúc sau họ bắt đầu nhận thức ít nhiều về các sự kiện xảy ra chung quanh.
2.khơi động "cuốn phim ký ức" vẫn chứa đựng trong tiềm thức.
3.Nếu bình tĩnh, biết chấp nhận mọi sự, không luyến tiếc thì họ dễ dàng thích hợp với hoàn cảnh mới hơn. Nhờ các giác quan thể tinh thần được khơi động mà họ ý thức được thế giới bên kia và có những quyết định sáng suốt.
4.Nếu hoảng hốt, sợ hãi hay luyến tiếc hối hận một điều gì thì các rung động của thể tinh thần
sẽ bị rối loạn khiến họ bi thu hút vào những rung động tương tự theo định luật "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu".
5.Nếu thoải mái, bình tĩnh, họ sẽ thấy nhẹ nhõm, an vui tự tại, người họ lơ lững trong bầu ánh sáng chói lọi, trong suốt như pha lê.
6.Thử tưởng tượng, tự nhiên bạn bị bịt mắt dẫn ra khỏi nhà, đến một nơi xa lạ với tiếng người la hét, than khóc cùng các tiếng động ồn ào phức tạp mà bạn không thể hiểu thì tâm trạng của bạn sẽ ra sao?
không có gì tốt đẹp hơn sự chân thành cầu nguyện của những người thân quyến. Các rung động âm thanh của lời kinh có một oai lực rất lớn, ảnh hưởng rất mạnh đến
cõi giới bên kia. Một sự tha thiết chí tâm chí thành cầu nguyện, hay việc được một vị tu sĩ đạo hạnh cao dầy chú tâm hành lễ là một bảo vật không có gì có thể sánh bằng.

Đây không phải phần thưởng của ai hết mà chỉ là kết quả tự nhiên của tánh linh đã tiến hóa đến giai đoạn này

Đối với đứa bé có tâm hồn hướng thượng muốn tìm gặp các thần thánh thì những vị này sẽ xuất hiện ngay vì ở cõi tư tưởng người ta rất dễ tìm gặp nhau theo định luật "đồng thanh tương ứng".

TRỞ VỀ TỪ CÕI SÁNG
Xuất bản đầu năm 1993, nó đã trở nên một "Best Seller" với số bản kỷ lục và

dẫn đầu những cuốn sách bán chạy nhất Hoa Kỳ. Bắt đầu từ tháng 2. 1994, nó trở nên cuốn sách bán chạy nhất thế giới với 18 ấn bản bằng các thứ tiếng khác nhau. Trong ấn bản đầu tại Âu Châu, nhiều đọc giả đã phải mua giá chợ đen vì nhà xuất bản in không kịp. Tại Nhật Bản những người không muốn chờ đợi, đã xếp hàng để mua trước cửa nhà in, không đợi sách giao đến tiệm nữa...

Tại sao Thượng Đế không ban cho nhân loại một tôn giáo duy nhất thuần túy mà thôi? Câu trả lời đến với tôi ngay tức khắc: Mỗi con người đều có những mức độ phát triển tâm linh khác biệt,
do đó phải có những trình độ hướng dẫn khác nhau. Tất cả mọi tôn giáo trên toàn cầu đều hết sức cần thiết vì nó đáp ứng những nhu cầu khác biệt này. Không một tôn giáo nào có thể đáp ứng được tất nhu cầu của mọi con người, ở mọi trình độ. Mỗi tôn giáo là một viên đá lót đường để đưa con người tiếp tục đi xa hơn trên con đường dẫn đến Chân Lý. Dĩ nhiên khi một cá nhân đã phát triển, đã nâng cao trình độ hiểu biết về Thượng Đế thì người đó có thể cảm thấy không thỏa mãn với lời dạy bảo của tôn giáo mà người đó đã từng theo đuổi, học hỏi. Hiển nhiên người sẽ đi tìm một tôn giáo hay triết lý khác để bù đắp vào chỗ thiếu sót đó. Khi điều này xảy ra
thì người đó có thể đạt đến một trình độ hiểu biết khác về Chân Lý, mỗi bước đươ ng đều có những cơ hội để học hỏi thêm về Chân Lý. Do đó, đã hiểu được điều này thì người ta cần biết rằng chúng ta không có quyền chỉ trích bất cứ một tôn giáo nào, vì tôn giáo nào cũng đều quan trọng và đáng quý như nhau. Vì con người không toàn thiện, toàn tri, do đó họ cần học hỏi nhiều.

Tùy theo trình độ hiểu biết và khả năng tâm linh mà họ được giao phó các sứ mạng, đặt vào các địa vị, trong các quốc gia hay tôn giáo, các môi trường của đời sống, để có dịp tiếp xúc với những người khác và học hỏi. Đời sống là một môi trường để thử thách, để học hỏi và muốn hiểu
biết đích thực ý nghĩa của cuộc sống thì người ta phải biết dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ cái ý nghĩ rằng chính cá nhân có thể biết tất cả, mà phải khiêm tốn hơn, lắng nghe lời chỉ dẫn thầm lặng của đấng Thiên Liêng.
Họ không biết rằng các tư tưởng sáng tạo mà con người có được chỉ là do các phản ứng vô hình phát sinh từ các cõi trên. Những phát minh quan trọng hay những phát triển về kỹ thuật đều phát xuất từ cõi tâm linh.
Từ ngàn xưa, con người đã lựa chọn sứ mạng xuống trần để góp phần vào công việc chung, nhưng khi khoác lấy cái vỏ vật chất, họ thường quên đi mục đích chính của mình.
Sứ mạng của tui ở  trái đất là gì? who am I? - LPN
Chỉ khi trải qua các thử thách, các kinh nghiệm, con người mới hiểu rõ họ là ai và sẽ biết sống thuận theo thiên ý...
Tất cả những thực thể tâm linh xuống trần đều là những thực thể dũng cảm, dù cho một kẻ kém phát triển ở cõi trần cũng là một thực thể can đảm và dũng cảm ở cõi tâm linh...

mọi người đều có may mắn là đã được ban cho một khả năng rất quan trọng, đó là tự do ý chí và họ có thể sử dụng quyền lực đó, điều này cho phép con người chọn lựa niềm phúc lạc hay nỗi khổ đau


Đối với người thiếu ý thức, không có lòng tin thì phần tâm linh sẽ tạm thời tiềm ẩn cho đến khi được thức động bởi một yếu tố hay hoàn cảnh đặc biệt nào đó
Muốn sống một cách trọn vẹn, chúng ta phải biết làm sao cho phần tâm linh của chúng ta trở nên tốt đẹp, và không cách nào hữu hiệu hơn việc chân thành cầu nguyện, mở rộng cách cửa tâm hồn cho phần tâm linh được bay bổng, hướng
thượng và trở về với cái quê hương tinh thần của nó. Đó là ý nghĩa cao đẹp nhất của sự sống.

Khi nghĩ đến điều thiện, điều tốt thì chúng ta sẽ thu hút các luồng điện lành trong vũ trụ, và trái lại khi nghĩ đến các điều mình tham lam, ích kỷ thì môi trường chung quanh sẽ hấp dẫn các luồng điện xấu kéo đến.
Tôi thấy rõ lời nói, hành động của họ ảnh hưởng đến các địa hạt chung quanh như thế nào và lôi
kéo những năng lực vô hình trong thiên nhiên ra sao.

Diễn tiến của tư tưởng xảy ra rất nhanh nên chúng ta cần biết kiểm soát các tư tưởng, nhất là các tư tưởng tiêu cực, phải thận trọng lời nói và nên tập cách giữ im lặng trong các hoàn cảnh tiêu cực...

Vì tư tưởng có thể lôi cuốn những mãnh lực trong không gian, tích cực cũng như tiêu cực, nên khi con người mất niềm tin, tuyệt vọng, chán nản thì họ sẽ vô tình thu hút các mãnh lực tiêu cực và làm cho sự bảo vệ thân xác trở nên yếu dần để bệnh tật từ đó sinh ra.

Tất cả những việc chữa bệnh đều phải bắt đầu từ bên trong vì như tôi đã kinh nghiệm, phần tâm linh mới là chính, cái vỏ vật chất bên ngoài chỉ là phụ thuộc. Dĩ nhiên bàn tay của một y sĩ hay thuốc men có thể giúp người ta giảm bớt đau đớn do bệnh tật nhưng việc chữa lành tuyệt của căn bệnh hoàn toàn do các yếu tố tinh thần.

Sự nhìn thấy kết quả hay nhận thức vốn là hoạt động của trí não, mà trí não thường phân tích, chứng minh và hợp lý hóa mọi vần đề. Nó chỉ là những lý luận của thể xác, không thể so sánh với đức tin vốn được phần tâm linh điều khiển

Con người cần biết rằng họ xuống trần để học hỏi, kinh nghiệm và điều quan trọng là không nên khắt khe quá đáng với chính mình. Chúng ta cần đi từng bước một, kinh nghiệm từng sự kiện một, không lo lắng trước sự phán đoán chê trách của người đời và cũng không lấy thước đo của họ mà đo lường hành động của chúng ta.

Tôi biết rằng tất cả sự sáng tạo đều khởi đầu bằng tư tưởng nên mọi tội lỗi, lầm lạc, tuyệt vọng, hy vọng, sự ghen ghét hay tình thương cũng bắt đầu từ tư tưởng.
Nếu một nhạc sĩ cảm xúc được nguồn sáng tạo cao cả này, họ có thể soạn được những bản nhạc tuyệt vời, có thể hướng dẫn tâm hồn người nghe rung động với nhịp sống của vũ trụ

Tôi nghe văng vẳng đâu đây lời dặn dò cuối cùng của Thượng Đế, một thông điệp rất giản dị mà Ngài vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần:
"Các con hãy yêu thương lẫn nhau".



Nếu anh không oán ghét, giận hờn mà chỉ một lòng thương xót, giúp đỡ người khác thì luồng hào quang bao quanh anh sẽ trở nên sáng chói, kẻ hung ác sẽ không dám nhìn anh chứ đừng nói ám hại anh.

Anh hãy bình tĩnh. Tôi sẽ giúp anh nhưng trước hết anh hãy nghe tôi nói đã. Anh hãy nhìn bức hình chụp khi anh vừa tốt nghiệp trường võ treo trên tường kia, khi đó anh mặc bộ quân phục mới và sạch sẽ, người không bị một vết thương nào, anh hoàn toàn khỏe mạnh, vui vẻ. Bây giờ anh hãy tưởng tượng rằng hiện nay anh cũng y hệt như thế.
Người quân nhân làm theo lời ông Jules. Lạ thay chỉ trong một thoáng giây sau anh đã mặc một bộ quân phục mới tinh. Gương mặt anh hết đau khổ, nhăn nhó mà trở nên sáng sủa, tươi tắn. Các vết thương trên thân thể anh hoàn toàn biến mất. Chính người quân nhân cũng ngạc nhiên về sự kiện này nên anh sững người một lúc rất lâu trước khi quay nhìn về phía cha mẹ.

Anh hãy nghĩ đến tâm trạng của anh trong ngày tốt nghiệp đó. Anh đã hãnh diện và sung sướng biết bao, phải không? Bây giờ anh hãy hồi tưởng hoàn cảnh tốt đẹp lúc đó rồi đến bên cạnh cha mẹ anh, chia sẻ sự sự sung sướng đó với họ. Tình thương có một sức mạnh an ủi phi thường, anh hãy làm như tôi nói đây...
Người quân nhân làm y hệt như lời khuyên, và tôi thấy rõ một luồng hào quang từ thân thể anh ta lan tỏa ra, lan rộng khắp phòng, bao bọc cả hai người già đang ngồi đó. Tự nhiên bà mẹ bớt khóc và trở nên bình tĩnh hơn. Bà nói với chồng:
- Henri, tôi có cảm giác rằng con mình không đến nỗi nào, chắc nó được ơn trên phù hộ... Tôi chắc nó thế nào cũng được ơn trên phù hộ.
Cháu thấy không, sự đau khổ của người chết có thể ảnh hưởng đến người sống và ngược lại, nếu người sống đau khổ, than khóc thì họ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến người chết. Điều quan trọng lúc này là phải làm sao để giúp cho họ bình tĩnh trở lại, sáng suốt ý thức về sự việc đang diễn ra. Một phương pháp rất hữu hiệu là gợi lại cho họ những kỷ niệm đẹp nhất, những cảm giác sung sướng nhất, để giúp họ thoát khỏi thình trạng hoảng hốt kia. Chỉ khi nào họ thoải mái an lạc và sáng suốt thì cháu mới có thể giúp đỡ họ được.

Sau khi chết, người ta bước vào một giai đoạn chuyển tiếp (transition period), khi các điều kiện vật chất mà họ thường bám víu vào đang từ từ tan rã và một thế giới mới lạ bắt đầu hiện rõ dần. Cái thế giới của ánh sáng, nhiều người gọi đây là "cõi sáng" cũng không sai. Đây không phải là thứ ánh sáng như là ánh sáng mặt trời, mà là một thứ ánh sáng rọi khắp cũng mọi nơi, không một cái gì có thể che khuất được nó. Một người có tâm trạng xấu xa, hèn kém thì không dám nhìn thứ ánh sáng này và thường tránh né nó, nhưng một người hiền lành thánh thiện thì thoải mái hơn vì họ biết chấp nhận sự thật.

Thời gian lưu tại đây tùy theo các nguyên tử vật chất tích tụ trong thể vía của họ. Nếu các nguyên tử vật chất tiêu biểu bằng sự ham muốn, đam mê, cảm xúc và tập quán của xác thân thu hút những nguyên tử của vật chất tương ứng. Tâm thức của con người chẳng qua chỉ là những rung động của những nguyên tử và sự rung động này tương ứng với những cảnh giới khác nhau. Một người hoàn toàn sống buông thả, mặc cho dục tính lôi cuốn, không phát triển chút nào về trí thức hay tinh thần thì sẽ thu hút các nguyên tử nặng trước, có sức rung động khít khao, rất khó tan rã, do đó họ sẽ phải trãi qua thời gian rất lâu tại những cảnh giới ô trược, xấu xa. Trái lại, một người đã chủ trị được dục vọng, ít ham muốn thì thể vía trong sạch, thanh nhẹ, không cần phải tinh luyện gì nữa, phần nặng trược sẽ mau tan rã và họ có thể tiến bước lên những cõi giới cao hơn.

Theo lời Jules thì đây cũng là cảnh giới đối phần (mirror image) của cõi trần, do đó người chết vẫn có thể thấy rõ tất cả mọi sự xảy ra chung quanh họ như nhà cửa, đườn gxas, bạn bè, thân quyến. Ty nhiên tất cả những thứ này đều là ảo ảnh vì cái mà họ thấy chỉ là hình ảnh chứ không phải là thực, do đó tuy có thể cảm thấy mọi sự vật nhưng vẫn không thể liên lạc hay tiếp xúc được với những người thân.

CHƯƠNG 4: Jo
Con nghiệm được rằng tình thương là sự cho ra chứ không phải nhận vào. Càng cho ra bao nhiêu con càng cảm thấy thoải mái, sung sướng, mạnh khỏe bấy nhiêu. Đó cũng là đặc điểm của cõi sáng bên này: Càng yêu thương bao nhiêu, người ta càng nhẹ nhõm, sung sướng, thoải mái, bình an bấy nhiêu.

Khi từ giã cõi trần, người ta không thể mang theo tiền tài, sự nghiệp, danh vọng mà chỉ có thể mang được lòng yêu thương và sự hiểu biết mà thôi.
Chương thứ sáu của cuốn Tử Thư đã ghi rõ:
"Muốn được hữu dụng ở cõi trần và thoải mái ở bên kia cửa tử, ngay bây giờ phải biết làm chủ các dục vọng vật chất, nghĩa là tránh các thú vui tửu sắc, tránh sự tha thiết với tài sản, sự nghiệp, không nên chạy theo tiền tài, danh vọng vì đó là những vật vô thường, nay còn mai mất. Khi nhắm mắt từ bỏ cõi trần, người ta không thể
mang nó theo được mà còn bị nó tạo những áp lực khiến cho thần trí hoang mang, u mê không sáng suốt, dễ bị đọa lạc vào cảnh giới ngạ quỷ hay súc sanh" .

Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không tiếp xúc được với một số người vì họ có sự rung động khác với "tần số rung động" (frequency) của cha.

Cha bèn đặt cậu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Điều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được. Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó.
Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xa xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước đến nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì só với kho tàng kiến thức nơi đây.
Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian.

Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây cũng không khác cõi trần bao nhiêu, cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn, có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc, có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức
mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Thay vì xây cất nhà cửa bằng chất liệu vật chất như gạch đá thì họ lại tạo ra những thứ này bằng tư tưởng.
Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết.

Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy ráng làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện.
Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không?
Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.

Tình thương giống như miếng đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thật sự, để họ tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn

Chương 5: TỬ THƯ TÂY TẠNG Tibetan Book of the Dead

đức Đạt Lai Lạt Ma lại gọi nó là Sinh Thư (Book of the Living) thay vì Tử Thư. Ngài nhấn mạnh: "Đạo Phật là đạo dành cho người sống chứ không phải người chết". Ngài đã giảng: "Trọn bộ Tử Thư có thể thâu gồm vào một ý chính như sau: Người nào biết sống một cách tỉnh thức thì sẽ chết tỉnh thức, và một khi đã tỉnh thức thì họ có thể chuyển thần thức, tránh được sự lôi kéo của nghiệp và thoát khỏi sinh tử luân hồi. Đa số con người vì bị vô minh che phủ nên không biết cách sống cho đúng với ý nghĩa của sự sống, thường thường nếu không hoài niệm về quá khứ thì họ cũng mơ tưởng về tương lai, họ luôn luôn 'lo lắng để sống' chứ không hề ý thức rõ rệt sự sống. Vì sống một cách u mê, không tỉnh thức như vậy nên khi chết thì họ cũng không thể làm chủ được hoàn cảnh khi ấy, dĩ nhiên họ sẽ hoàn toàn để nghiệp lực lôi kéo và trôi nổi trong sáu nẻo luân hồi".

sách hướng dẫn cho người chết biết cách tìm đến những cõi giới tốt lành, tránh đọa lạc vào ba đường ác là Ngạ Quỷ, Địa Ngục và Súc Sinh.
Theo cuốn Tử Thư, vòng luân hồi có thể tạm chia ra làm bốn phần hay bốn giai đoạn như sau:
1.Giai đoạn sống là khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, nói giản dị thì đó là một kiếp người.
2.Giai đoạn chết là khoảng thời gian từ khi rời bỏ thể xác cho đến khi bước sang Cõi Sáng
(Dharmata).
3.Giai đoạn thứ ba là lúc sống trong Cõi Sáng, một khoảng thời gian rất đặc biệt khi thần thức được khai mở để kinh nghiệm chân tâm.
4.Giai đoạn thứ tư là giai đoạn tái sinh, khoảng thời gian từ lúc chuẩn bị để tái sinh cho đến khi sinh ra.

Thế nào là sự giúp đỡ trên phương diện tinh thần? Theo các danh sư Tây Tạng, điều quý báu nhất một người có thể giúp cho người sắp từ trần là làm sao để họ không sợ hãi (vô úy thí).

Vì người sắp chết thường lo lắng, hốt hoảng, có thể nói năng hàm hồ, không sáng suốt do đó
người đến an ủi phải biết cách lắng nghe, giữ yên lặng để cho người kia thổ lộ tâm can.
Sự yên lặng, chăm chú lắng nghe và không phản ứng là món quà quý giá nhất, vì hơn bao giờ hết,
người sắp chết đang cần sự thông cảm và thương yêu.
Để giữ bình tĩnh và lắng nghe, các vị thầy Tây Tạng đã chỉ dạy một phương pháp quán tưởng như sau: "Hãy giữ vững hơi thở cho thật đều, đừng xem người sắp chết như một người thân hay một người đang cần giúp đỡ mà hãy quán rằng họ là một vị Phật sắp thành. Vì tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, hãy quán rằng họ là một vị Phật sắp thành có hào quang sáng chói, mọi sự đau khổ, kêu la than khóc của họ chỉ là một đám mây mù và trước sau sẽ tan ra khi ánh sáng của Phật tánh chiếu sáng. Nhờ phép quán đó mà người giúp đỡ sẽ khơi dậy mầm mống thương yêu nơi mình, bình tĩnh và hoàn tất việc yên lặng lắng nghe một cách hữu hiệu hơn".
Cuốn Tử Thư ghi nhận: "Trong tàng thức con người có đầy đủ mọi hạt giống thiện ác, xấu tốt và nếu biết khéo léo khơi dậy các chủng tử thiện, sẽ giúp cho người sắp chết tránh được các Cận tử nghiệp xấu xa".
Khi người sắp chết thố lộ tâm sự, đừng chú ý tới những điều tội lỗi, xấu xa người đó đã làm mà chỉ nên đặc biệt chú trọng đến những điều người đó hãnh diện, thích thú, tự hào.

Hãy khuyến khích hay nhắc nhở người đó khai triển đề tài này để cho thần thức của họ bớt mặc cảm sợ hãi, để họ thấy rằng cuộc đời của họ cũng có những lúc tốt đẹp, tươi sáng đem lại cho họ một hy vọng. Nếu họ chuyển qua những viêc vừa ý hơn điều bất như ý thì các chủng tử xấu xa, tội lỗi không có dịp phát động, nhường chỗ cho các chủng tử thiện và điều này có thể đem lại những kết quả tốt đẹp bất ngờ.

Người Âu Mỹ thích nói đến lúc sinh đứa bé khỏe mạnh ra sao, cân nặng bao nhiêu ký, giống cha hay giống mẹ và ăn mừng ngày sinh nhật. Trong khi đó, người Tây Tạng lại nói đến việc tổ tiên của mình đã chết như thế nào và kỷ niệm ngày giỗ rất trọng thể vì giá trị của một người không được đánh giá bằng danh vọng hay tài sản nhưng bằng đời sống nội tâm. Một cái chết phi thường

hẳn biểu lộ một đời sống phong phú về nội tâm, và một người biết trước giờ chết, chuẩn bị dặn dò con cháu sẵn sàng, ngồi xếp bằng đọc kinh rồi thản nhiên trút hơi thở cuối cùng là một cái chết mà người Tây Tạng nào cũng muốn.

diễn tiến của sự chết có thể tạm chia ra làm hai giai đoạn: 
1.Giai đoạn tan rã của các phần tử vật chất và (sự tan rã theo thứ tự của Đất , Nước, Lửa và Gió)
2.giai đoạn tan rã của các yếu tố tinh thần.

Các yếu tố thuộc về lý trí nằm trên óc được di chuyển đến phần ngực, 
các yếu tố thuộc về tình cảm nằm ở dưới bụng cũng di chuyển lên phần ngực 
và khi hai yếu tố này gặp nhau ở kinh mạch nằm cạnh trái tim, một sự thay đổi lớn bắt đầu xảy ra.

1. Các phần tử căn bản của bản ngã bắt đầu tan rã, khởi đầu bằng sự tan rã của ba yếu tố chính hay tam độc (Tham, Sân, Si) và khi ba yếu tố này ngưng hoạt động thì thần thức của con người trở nên minh mẫn hơn. 
"khi các yếu tố thuộc về bản ngã tan rã, khi không còn bị mây mù của vô minh chi phối nữa thì chân tâm bắt đầu hiển hiện".
Điều này thật ra cũng không khác với lời chỉ dẫn trong kinh A Di Đà vì một người chân thành cầu nguyện, vào phút lâm chung nếu niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà được nhất tâm bất

loạn thì họ có thể chuyển thần thức để bước vào cảnh giới Tịnh Độ.

"Phải chăng tai tuy nghe, mắt tuy thấy nhưng vì không tỉnh thức, bị nghiệp lực chi phối nên họ không thể làm gì hơn là tiếp tục trôi nổi trong sinh tử luân hồi".

Giai đoạn thứ hai của sự sắp xếp này đã được người Tây Tạng sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để diễn tả sự biến hiện của tâm thức từ trạng thái "Vô phân biệt" đến trạng thái "Phân biệt" hay từ "Bất nhị" chuyển qua "Nhị nguyên". 
Theo cuốn Tử Thư giai đoạn này kéo dài khoảng bảy ngày như sau:

1.ngày I: có các tia sáng xoay vần, bầu trời hiện ra màu xanh dương và chíng giữa có đức Phật Tỳ Lô Giá na, tượng trưng cho sự thật tuyệt đối hay sự trong sạch vô biên, xuất hiện. Toàn thân Phật phát ra hào quang màu trắng chói sáng và gần đó có các hình ảnh của chư thiên với luồng ánh sáng mờ đục hơn cũng đồng thời xuất hiện. Vì các nghiệp lực của sân hận vẫn còn chất chứa trong tàng thức nên người ta thường không dám nhìn thẳng vào luồng ánh sáng xuất phát từ đứt Tỳ Lô Giá Na mà có ý hướng chuyển qua luồng ánh sáng của các chư thiên. Sân hận được giải thích như một hình thức tự vệ của bản ngã, nó không dám để cho "mình" tiêu dung vào luồng ánh sáng chói lọi kia mà quay đầu tìm qua lối khác, thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Đây là giai đoạn đầu của sự thành lập hạt giống của bản ngã và cũng là động lực để vòng luân hồi tiếp tục chuyển động, thúc đẩy người ta đầu thai vào cảnh giới của chư thiên.
2.Ngày thứ hai: có các tia sáng của thủy đại màu dễ chịu hơn. Đây là giai đoạn đầu của các động lực thúc giục người ta đầu thai vào cảnh giới A Tu La.
3.Vào ngày thứ ba: có các tia sáng của địa đại màu vàng xuất phát từ phương nam. Chính giữa luồng sáng đó có đức Bạt Già Phạm Bảo Sanh, tay cầm viên minh châu sáng chói. Từ viên ngọc
phát xuất những tia sáng màu vàng tượng trưng cho tam thiên đại thiên thế giới, oai nghi, trang nghiêm không gì sánh. Gần đó có một lớp ánh sáng màu xanh đờ đục, tượng trưng cho cảnh giới của loài người cũng đồng thời xuất hiện. Vì các nghiệp lực của kiêu căng, hãnh diện, nghi kỵ vẫn còn chất chứa trong tàng thức nên đa số không dám nhìn thẳng vào lớp sáng màu vàng chói lọi kia. Cái lòng hãnh diện của bản ngã sẽ hành động, nó không muốn nhìn vào sự vinh quang, lớn lao, trang nghiêm đẹp đẽ trong thế giới của đức Bạt Già Phạm Bảo Sanh, mà cố gắng tìm cách ẩn mình vào lớp ánh sáng màu xanh đục. Đây là giai đoạn đầu của các đông lực thúc giục người ta đầu thai vào cảnh giới của loài người.
4.Vào ngày thứ tư: có các tia sáng của hỏa đại màu đỏ xuất phát từ phương tây. Chính giữa luồng ánh sáng đó có đức Phật A Di Đà, đứng trên tòa sen đang rộng hai tay tiếp dẫn. Luồng ánh sáng này chiếu soi khắp mười phương thế giới không chỗ nào không soi đến. Gần đó có một lớp ánh sáng màu nâu đục, tượng trưng cho cảnh giới của ngạ quỷ cũng đồng thời xuất hiện. Vì các nghiệp lực của ích kỷ, tham lam, lo tích lũy tài sản vẫn còn phát chứa trong tàng thức nên đa số không dám nhìn thẳng vào lớp ánh sáng chói lọi kia. Lòng tham lam của bản ngã sẽ hành động, nó không muốn bước vào
sự vinh quang, đẹp đẽ của thế giới Cực Lạc kia mà cố gắng tìm cách ẩn mình vào lớp ánh sáng màu nâu đục. Đây là giai đoạn đầu của các động lực thúc giục người ta đầu thai vào cảnh giới của ngạ quỷ.
5.Vào ngày thứ năm, có các tia sáng của phong đại màu xanh xuất phát từ phương bắc. Chính giữa luống ánh sáng có đức Phật Bất Không Thành Tựu, tay cầm một cái chày kim cương hình chữ thập xuất hiện. Chung quanh có một lớp ánh sáng màu xanh thẩm, tượng trưng cho thế giới của A Tu La cũng đồng thời xuất hiện. Vì các nghiệp lực của ganh ghét, giận tức, tị hiềm, đố kỵ, do dự không nhất quyết
cón chất chứa trong tàng thức nên đa số không dám nhìn thẳng vào lớp ánh sáng màu xanh chói lọi kia. Các động lực của lòng hãnh diện, ganh ghét, tị hiềm, đầy do dự của bản ngã sẽ hành động. Nó không muốn thấy có một cái gì tốt đẹp hơn, vinh quang hơn, đẹp đẽ hơn nó thay vì hòa nhập vào thế giới của đức Phật Bất Không Thành Tựu, nó lại tìm ẩn mình vào lớp ánh sáng màu xanh thẫm vốn rồi thiếp đi một lúc, sau đó họ dần dần tỉnh lại và thấy mình có thể chứng kiến tất cả mọi sự đã xảy ra trong cuộc đời (hồi quang phản chiếu). Vì khi đó bản ngã đã tan rã nên họ có thể chứng kiến rõ ràng mọi sự xảy ra đúng với sự thật chứ không còn bị các thành kiến chi phối
nữa. Khi quan sát các diễn tiến này, họ sẽ ý thức được luật nhân quả đã hành động như thế nào, vì lý do gì mà sự kiện đã diễn ra như thế, và từ đó tâm trạng của họ nảy sinh những mong cầu, ao ước vốn là những hạt giống (nhân) để chuẩn bị cho sự tái sinh sau này. Sự thu xếp này hết sức phức tạp vì còn tùy theo những duyên nghiệp đã gây ra từ những kiếp trước. Chính những động năng này đã quyết định sự thành lập một bản ngã cho kiếp sống trong tương lai.
6.Vào ngày thứ sáu: có một cầu vồng năm sắc xuất hiện. Trong mỗi màu sắc lại có thế giới của một vị Phật đồng xuất hiện. Ngoài ra còn có các vị kim cương hổ pháp và bốn mươi hai đấng
thiên thể xuất hiện quanh đó như sẵn sàng tiếp dẫn người ta bước vào những thế giới tốt lành trang nghiêm thanh tịnh kia. Tuy nhiên các động năng của bản ngã cũng đồng thời trỗi dậy. Lòng sân hận, kêu căn, nghi kỵ, ngã mạn, tham lam khiến người ta sanh tâm sợ hãi không dám bước vào những cảnh giới ấy mà tìm cách tránh né và bỏ qua cơ hội có thể giải thoát. Ngay từ lúc đó, những luồng ánh sáng mờ đục bắt đầu chiếu sáng để hướng dẫn con người đi vào sáu nẻo luân hồi, và khởi sự từ lúc đó, những năng lực của vô minh bắt đầu tạo tác.
7.Vào ngày thứ bảy: sự sắp đặt của các hạt giống sinh tử đã gần như hoàn tất vào cái thế giới "Bất nhị" của tâm vô phân biệt đã chuyển thành những cặp nhị nguyên, đối đãi. Có hai cánh cửa được mở rộng trước mặt. Cánh cửa của sự hiểu biết (Trời) dẫn lên trên và cách cửa của sự không hiểu biết (Súc sinh) dẫn xuống dưới. Tuỳ theo nghiệp lực lôi cuốn mà người ta sẽ đi lên cao hay xuống thấp, hoặc bước vào ba đường lành (Trời, Người, A Tu La) hay ba đường ác (Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh). Sau đó, người ta bước vào giai đoạn thứ tư của vòng luân hồi hay giai đoạn chuẩn bị để tái sinh.

Theo các danh sư Tây Tạng, tất cả các hình ảnh nói trên không phải ở bên ngoài đến mà chỉ là sự phóng chiếu của tâm thức bên trong. Nằm sâu trong tâm thức là các năng lượng giải thoát biến hiện một cách tế nhị và phức tạp.

Hòa thượng Chogyam Trungpa đã giải thích: "Hiển nhiên người quá cố không thể nghe bằng thính giác được nữa, nhưng họ vẫn ý thức được bằng thần thức (consciousness). Vì đây là sự theo dõi bằng tư tưởng nên dù người ta đọc bằng tiếng Tây Tạng hay bất cứ ngôn ngữ gì, người chết vẫn có thể hiểu được. Sự truyền đạt bằng tư tưởng này đòi hỏi sự chân thành. Có thành thật thì người khác mới cảm nhận được, và có cảm thì mới có ứng, do đó các nghi lễ có tính cách nặng phần trình diễn, thiếu thành thật, làm chỉ để cho xong, thật không có một ý nghĩa tốt đẹp gì hết".

Sogyal Rinpoche, một danh sư Tây Tạng, đã khuyên: "Khi tim ngưng đập thì người đó chưa hẳn đã chết, chỉ có phần vật chất đã ngưng hoạt động hay bắt đầu tan rã mà thôi. Vì phần tâm linh cần phải mất thêm một thời gian nữa mới tan rã (khoảng từ 8 đến 36 giờ), nên điều cần thiết là không nên di động đến thân thể người chết. Điều quan trọng nhất là phải tránh sự khóc lóc, ồn ào để thần thức người chết không bị quyến luyến hay đau khổ thêm. Hãy khởi sự tụng kinh cầu nguyện một cách chân thành và tránh các tiếng động ồn ào, náo nhiệt. Dĩ nhiên người chết không thể nghe được bằng các giác quan thông thường, nhưng vì phần tinh thần còn đang hoạt động nên thần thức của họ vẫn có thể cảm nhận được những sự ồn ào, náo nhiệt này mà sinh tâm bối rối, khó chịu hay sân hận. Dĩ nhiên tang gia nào cũng có bối rối, nhưng đừng vì thế mà bám vào các thói mê tín dị đoan hay lo chọn ngày giờ tốt, lo việc tùng ma chay mà quên đi những việc khác cần làm hơn. Người ta có thể đọc cuốn Tử Thư để hướng dẫn thần thức người chết nếu được huấn luyện về phương pháp này. Người ta cũng có thể niệm hồng danh đức Phật A Di Đà để cầu cho người chết được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Người ta cũng có thể đọc kinh cầu nguyện của các tôn giáo, điều quan trọng nhất chính là sự chí tâm chí thành chứ không phải đọc tụng như một cái máy. 
Nên nhớ người chết có thể đọc rõ tư tưởng người sống và chắc chắn cảm được mọi sự thiếu thành thật, nếu có. Sự cầu nguyện rất có ích vì nó có thể giúp người quá cố bình tỉnh lại và cùng cầu nguyện theo. Khi tâm thức họ nhờ đọc kinh mà được sáng suốt, được an lạc thì chắc chắn thì họ sẽ được siêu thoát vào những đường lành. Nên tránh tất cả những việc sát sinh hay sử dụng các đồ ăn như thịt cá hay rượu vì những thứ này thướng thu hút những vong linh thấp thỏi, những loài ma quỷ đói khát tìm đến. Khi thần thức người chết còn đang dao động, chưa bình tĩnh thì sự tiếp xúc này không có ích lợi gì cả. Nên tránh các hình thức ma chay to lớn, linh đình hay các thủ tục phiền phức vì các luồng tư tưởng của đám
đông thường phức tạp, lộn xộn, không giúp cho người chết được bao nhiêu. Hãy yêu cầu mọi người giữ yên lặng và chú tâm cầu nguyện một cách giản dị là tốt đẹp nhất. Sau khi chôn cất, hãy tiếp tục tụng kinh khuya sớm trong vòng bốn mươi chín ngày, nhất là trong ba tuần lễ đầu vì đây là giai đoạn quan trọng hơn cả, khi các sự sắp xếp nhân quả chưa ngã ngũ rõ rệt, khi người chết còn có thể tỉnh thức để hòa nhập vào các luồng ánh sáng để siêu thoát.
Mặc dù đa số người Tây phương thường chôn cất nhưng việc thiêu xác có nhiều lợi ích nhất. Thứ nhất, để người chết không còn quyến luyến thân xác, dễ siêu thoát. Thứ hai, lửa có một tác dụng đặc biệt để chuyển hóa các năng lực còn sót lại quanh thân xác, ngăn ngừa được sự kêu gọi của các phù thủy, pháp sư lợi dụng các năng lực này vào những việc bất hảo. 
Việc ướp xác chính là một lối sử dụng các năng lực này để lưu giữ âm binh, hòng duy trì ảnh hưởng của tà môn.