So sánh Thiền và Mật

Tất cả các pháp hữu vi, sự vật đều là Phật và Thân này là Phật. Đây là phần nhân sinh quan sâu sắc và cũng là điều quan trọng khác biệt giữa cái nhìn của Mật Tông và Thiền Tông. 

- Thiền: Trực chỉ Chơn Tâm, kiến tánh thành Phật: Do đó cái nhìn của Thiền là trở về Nội Quan, nên Thiền chủ trương Phá Tướng nhập Tánh.
* Mật chủ trương Dụng Tướng nhập Tánh! 

Ngoài ra:
- Thiền chủ trương: Từ Tĩnh vào Định.
* Mật chủ trương: Từ Động vào Định. 

Như vậy:
- Thiền là trở về Nội Tâm: Mọi Tướng đều Phá.
* Mật là: Nội Ngoại dung thông, Tướng Tâm Đồng Dụng. 

- Tinh thần Thiền là phá chấp triệt để.
* Mật là chẳng chấp tướng mà cũng không phá tướng: Nhưng từ Hữu Tướng mà vào Vô Tướng. 

- Chỗ ngồi của Thiền là Đương Xứ: Tức là Ở Đây, Chỗ Này, Không Quá Khứ, Không Vị Lai.
* Chỗ ngồi của Mật là: Tự Tại Vô Ngại, Ra Vào Dung Thông, Nhiếp cả Tam Thế (Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới). 

- Thiền cho rằng: Một giờ Thiền là một giờ Phật, một ngày Thiền là một ngày Phật, một đời Thiền là một đời Phật. 
* Mật cho rằng Phật ở trong Ta, Phật ở ngoài Ta, Phật hằng có đó, Phật chính là Ta. 

- Thiền quyết định: gặp Phật cũng đuổi, gặp Ma cũng đuổi: Xua đi tất cả chỉ còn Tâm ta.
* Mật quyết định:
                                 Ta gởi Ta nơi Phật, Phật gởi Phật trong Ta,
                                 Cả hai đều cứu độ: Chẳng còn Phật, còn Ta.
 

- Thiền chủ trương ngoài chẳng nhờ trợ duyên, trong không mống Tâm tạo tác.
* Mật chủ trương ngoài cần cầu Tha Lực, trong Tự Lực khởi sanh: Tự Tha đều là một, mọi việc mới viên thành. 

Tóm lại người tu Mật đi từ: Sanh diệt môn vào Chơn Như, Tự Tánh. Từ Tướng Dụng đi vào Thể. Chuyển Phước Nghiệp Hữu Lậu thành Công Đức Vô Lậu nhờ vào phương tiện là Chơn Ngôn.
source