So sánh Thiền và Mật

Tất cả các pháp hữu vi, sự vật đều là Phật và Thân này là Phật. Đây là phần nhân sinh quan sâu sắc và cũng là điều quan trọng khác biệt giữa cái nhìn của Mật Tông và Thiền Tông. 

- Thiền: Trực chỉ Chơn Tâm, kiến tánh thành Phật: Do đó cái nhìn của Thiền là trở về Nội Quan, nên Thiền chủ trương Phá Tướng nhập Tánh.
* Mật chủ trương Dụng Tướng nhập Tánh! 

Ngoài ra:
- Thiền chủ trương: Từ Tĩnh vào Định.
* Mật chủ trương: Từ Động vào Định. 

Như vậy:
- Thiền là trở về Nội Tâm: Mọi Tướng đều Phá.
* Mật là: Nội Ngoại dung thông, Tướng Tâm Đồng Dụng. 

- Tinh thần Thiền là phá chấp triệt để.
* Mật là chẳng chấp tướng mà cũng không phá tướng: Nhưng từ Hữu Tướng mà vào Vô Tướng. 

- Chỗ ngồi của Thiền là Đương Xứ: Tức là Ở Đây, Chỗ Này, Không Quá Khứ, Không Vị Lai.
* Chỗ ngồi của Mật là: Tự Tại Vô Ngại, Ra Vào Dung Thông, Nhiếp cả Tam Thế (Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới). 

- Thiền cho rằng: Một giờ Thiền là một giờ Phật, một ngày Thiền là một ngày Phật, một đời Thiền là một đời Phật. 
* Mật cho rằng Phật ở trong Ta, Phật ở ngoài Ta, Phật hằng có đó, Phật chính là Ta. 

- Thiền quyết định: gặp Phật cũng đuổi, gặp Ma cũng đuổi: Xua đi tất cả chỉ còn Tâm ta.
* Mật quyết định:
                                 Ta gởi Ta nơi Phật, Phật gởi Phật trong Ta,
                                 Cả hai đều cứu độ: Chẳng còn Phật, còn Ta.
 

- Thiền chủ trương ngoài chẳng nhờ trợ duyên, trong không mống Tâm tạo tác.
* Mật chủ trương ngoài cần cầu Tha Lực, trong Tự Lực khởi sanh: Tự Tha đều là một, mọi việc mới viên thành. 

Tóm lại người tu Mật đi từ: Sanh diệt môn vào Chơn Như, Tự Tánh. Từ Tướng Dụng đi vào Thể. Chuyển Phước Nghiệp Hữu Lậu thành Công Đức Vô Lậu nhờ vào phương tiện là Chơn Ngôn.
source

Lục thú

Nhân câu chuyện này, tibu lại nhớ đến khả năng tập trung tư tưởng của ba giống sinh vật (thú) trong sáu giống vật:
1. Địa Ngục, 
2. Ngạ Quỷ, 
3. Súc Sinh, 
4. Con Người (Chữ Hoa), 
5. Ông/Bà Tiên, 
6. Chư Thiên. 
Sáu loại thú này đã đồng cư (sống chung với nhau) lâu lắm rồi! Do vậy, mà tính tình của sáu loại này... cứ pha trộn lung tung với nhau!

Ba loại thú đó là:
Quỷ, Con Người, và Ma.

Trong đó, Bà Con mình có thể hiểu:

Quỷ chủ yếu là phá phách... Một loại loạn tâm theo cách quá năng động.
Ma chủ yếu là buồn rầu... Một loại loạn tâm theo cách quá nhu nhược.
Con Người có thể tu thành Phật. Ở vị trí trung tính: Với đầy đủ các trạng thái vui buồn, quậy phá lẫn lộn...

Trình độ tâm linh:

Cả ba đều có thể tập trung tư tưởng từ rất yếu cho đến rất là mạnh
Do khả năng tập trung tư tưởng này, mà cả ba loại đều có thể có:

Tuổi thọ từ rất là ít (chết yểu) cho đến rất là cao (sống rất là lâu). 
Và thân thể cũng có thể rất là nhỏ, cho tới rất là to lớn...)

Kết luận:
Như vậy hể mà tập trung tư tưởng thì đều có thể có những kết quả khác lạ từ thể xác cho đến tuổi thọ. (Thông thường trong các cõi tâm linh: linh hồn mà... càng to thì càng mạnh và càng sống lâu).

Từ các tiêu chuẩn này:
Bà Con nên để ý là:

Quỷ do...không có giới luật! Nên, do sức tập trung tư tưởng mà nó càng to, và cực kỳ nguy hiểm và dữ tợn...

Ma cũng vậy, do không có giới luật mà có những con Ma rất là to lớn, thân thể mục nát, tay chân vặn vẹo do nỗi buồn gậm nhấm... cùng cực!

Ma này to lớn... đến độ một Tu Sĩ chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, có thể... té xỉu ngay lập tức khi vừa thấy bóng dáng của Ma Chúa này!!!

Trong hai loại thú thuộc loại "Thái Quá": QUỶ và "Bất Cập": MA này xuất hiện một loại khác nữa: Con Người với đầy đủ giới luật: Loại này có thể ATCNDTM và tu thành Phật!

Trở lại vấn đề:
Phương pháp của anh bạn:
Không đề cập đến giới luật, 
Không đề cập đến kỹ thuật An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt (ATCNDTM)

Cho nên khả năng rơi vào Quỷ Thuật, hoạc là Ma Thuật rất là lớn.

Lời khuyên: 
Không nên phiêu lưu (theo cách "không có giới luật") như vậy. 
Thế Giới Tâm Linh rất là phức tạp.
source

Tâm Từ

HL: Trên đây là "cái tính giúp người". Còn tâm Từ thì nó có tính cách là "Vô Lượng" do cái "Vô Lượng" này mà... Cỏ cây cũng được lợi.
Nếu có mưa thì: mưa thì thuận, 
Nếu có gió thì: gió lại hoà.
Nếu có kẻ thù thì họ lại hết thù, và ngay khi bị thấm nhuần cái tâm từ thì họ thành bạn.
Nếu có kẻ nghi kỵ, thì họ lại hết nghi kỵ
Nếu có người khó chịu thì họ liền thành dễ thương.
Tuy nhiên, có những lúc hành giả có rải ra thì có lúc họ cũng chẳng thèm nhận Vì cái ác nghiệp nó... che.

- Tâm Từ cho người Tịnh Độ.
Đây là điều thú vị nhất khi đệ dùng câu niệm Phật để rải cái Tâm Từ. Tất nhiên, đệ lại phải nhắc lại sơ qua phong cách niệm Phật.
 1. Tư thế:
Hành giả nhắm mắt 100%.
Trong khi nhắm mắt lại như vậy thì lại nhìn vào một điểm. Điểm này nằm ngang với tầm nhìn và khoảng cách bằng một với tay của mình.
2. Cách niệm:
Niệm với một giọng cao nhất bằng cái tâm, có nghĩa là niệm trong cái đầu, và tất nhiên là không cho phát ra thành tiếng. Cách niệm này dân Mật Tông gọi là Kim Cang Trì. Niệm từng chữ một và kéo dài ra như sau:
AAAaaaa.....
Diiiiiiiiiii.....
Đààààà.....
Phậậậtttttt….
3. Khi niệm, mắt chăm chăm nhìn vào một điểm ngay đằng trước mặt và ngang với tầm nhìn của chính mình. Đệ nói chăm chăm có nghĩa là nhìn cố định vào một điểm, không nhìn về bên phải hay nhìn về phía trái. Có nghĩa là không cho cái nhìn của mình nó chạy qua, chạy lại mà chỉ nhìn có vào một điểm duy nhất mà thôi.
4. Tưởng tượng cái điểm đó thành ra một cục màu đỏ y như đóm nhang (hay to bằng cái đèn LED của máy vi tính).
Kỹ Thuật:
Nói là nói như vậy! Nhưng trong thực tế, khi hành giả nhìn chăm chăm vào một điểm thì vào những lần đầu tiên, cái điểm màu đỏ đó nó không chịu nằm yên. Mà nó cứ chạy đi chỗ khác. Kinh nghiệm của đệ là khi nó chạy đi xa cỡ 5cm (2") thì hành giả nên bỏ nó đi và dùng tâm lực của mình mà tạo ra một cục màu đỏ khác ở vào ngay cái vị trí cũ. Chớ đừng có tốn sức mà kéo cái cục màu đỏ đó lại về vị trí cũ của nó.
Làm đúng bốn động tác trên, thì hành giả rơi vào cái tâm lực của Ngài A Di Đà Phật. Tại sao? Vì ở cõi Tây Phương Cực Lạc: Chính Ngài A Di Đà Phật cũng lại phóng cái câu niệm này bằng cái đảnh màu đỏ của Ngài. Câu niệm này, theo cái tâm lực của Ngài, đi xuyên vào các cõi uế độ và lại quay trở về lại chính nơi cái đảnh của Ngài tạo thành một luồng tâm lực cứu độ, cứ xoay vòng như vậy.
Mặt khác, khi nhìn chăm chăm vào một điểm ở ngay đằng trước mặt và đồng thời phóng mạnh cái niệm vào cái điểm màu đỏ đó thì hành giả "rất dễ quên mình" khi niệm Phật. Do tình trạng "quên mình này" mà hành giả rất là dễ rơi vào tình trạng "Nhất Tâm Bất Loạn". Mà đã "Nhất Tâm Bất Loạn" thì cảm giác đầu tiên là tình trạng An Lạc liền xảy ra. Càng An Lạc thì chấm đỏ lại càng hiện ra càng rõ ràng hơn nữa! Cho đến khi cái chấm đỏ lại phát ra hào quang thì phải hiểu rằng hành giả đã gần như đi được nữa đoạn đường rồi!
Đến giai đoạn này thì sự An Lạc "gần như" hiện tiền. Đem cái An Lạc này mà hồi hướng cho ai đó thì... Nếu "Không phải là Từ thì nó cũng là Bi" và ngược lại.
TB: Khi hồi hướng cho ai đó thì nên hồi hướng 100%, đừng có giữ lại cái gì cho mình hết. Làm như vậy thì cái tâm của mình nó... đồng dạng với cái tâm của Ngài A Di Đà Phật.

giống như Luật Hấp Dẫn

cám ơn thầy nhiều lắm , nhưng con còn một số thắc mắc là tại sao những người theo đạo công giáo đều có một thiên thần hộ mệnh và một con quỷ đi theo cám dỗ , và nếu như người công giáo ấy phát nguyện tu thành phật bằng cách an trú chánh niệm đằng trước mặt và nguyện đồng tu đồng thành tựu thì thiên thần và con quỹ đi theo người công giáo ấy có thể thành phật và có thêm ông hộ pháp nào ghé tới hỗ trợ nữa không , vì con là công giáo nên con có một thiên thần bản mệnh và tu theo thầy thì con có thêm 1 ông hộ pháp nữa thì con được 2 ông theo hộ như vậy con được 2 ông , một ông của Chúa phái đến và 1 ông trong ban hộ pháp từ ngàn xưa , liệu có chuyện ấy xảy ra ko thầy  Grin Grin Grin

Tibu:

Hihihi do cái suy luận đối kháng nhau mà người ta nghĩ rằng có hai ông đó.
Ví dụ về ác quỷ:
- - Không có tiền thì đi ăn cắp! Vì một đêm ăn cắp bằng ba năm làm mà!

Khi nghe và làm theo lý luận này thì: Người này bổng nhiên bình tỉnh ra và có xu để xài!

Tuy nhiên, khi bị bắt thì mới biết đó là lời xúi dại của quỷ! Lý do là bị quan đánh đòn, bỏ tù...

Vì lý do này mà người ta mới cho là có một con ác quỷ...

Ví dụ về thiên thần:
Khi nghe:
- - Không có tiền thì đi ăn cắp! Vì một đêm ăn cắp bằng ba năm làm mà!
Thì đồng thời cũng có một lý luận:
- - Ê, không có đường tắt nào mà kỳ dị như vậy! Muốn có xu thì lo làm ăn lương thiện, từ từ thì cũng có thể sống được!

Thế là người này làm theo lời thứ hai: cuộc sống tuy nghèo hơn, nhưng lương tâm không cắn rứt!

Do vậy mà một cách đơn giản người ta có lý luận như trên (ác quỷ và thiên thần).

===============

Còn chuyên tu hành thì nó khác hẳn! Và chẳng có gì là trong lý thuyết cả.

Một chi tiết về niềm tin:

Cho dù ông có tin hay không, thì... chuyện kiếp sống của chính ông... nó vẫn cứ xảy ra.
Vì kiếp sống là một sự thật cho nên chính ông cần sự thật! Chớ sự thật lại không cần đến ông!

Lý do: 
Không phải vì ông không tin mà sự thật này nó không có giá trị

Hoặc là do một số đông các ông tin vào chuyện này mà sự thật lại thật hơn!!!

Kết luận:
Sự thật: lúc nào cũng là sự thật! Cho dù ông có tin hay không tin vào nó.

Từ căn bản trên:
Khi sinh sống bình thường thì cuộc đời tự nhiên đem lại bạn bè hay kẻ thù.

Do hai lực lượng này xuất hiện và có sự thu hút nhau một cách rất là tự nhiên.
Vì lý do là: hợp ý nhau cho nên có những chúng hữu tình lại theo sát nhau để giúp đở nhau.

Từ đó, khi làm đúng thì có những Thiện Thần đi theo

Còn làm sai thì cũng có những quỷ xứ đi theo...

Do vậy chỉ cần nhìn vào các thế giới đi theo mình mà tất cả tu sĩ gạo cội đều có thể quyết đoán mình là một người tốt hay xấu.

Chuyện này xảy ra rõ như ban ngày.

=================

Như vậy chuyện Hộ Pháp thì sao?

Do hành động can trường, như là: hy sinh để cứu người của mình từ kiếp trước! 
Và hành động này đã lọt vào mắt xanh của một chúng hữu tình nào đó, thì tự nhiên: người này tự động có một chúng hữu tình... tình nguyện đi theo để hộ vệ mình!

Do vậy thông thường là Hộ Pháp thường là Linh Vật (như rồng, rắn, quỷ, thần, tiên...)

Nhưng vì định luật cộng hưởng:
Lý do, mình chơi với súc vật: không ít thì nhiều, mình cũng bị ảnh hưởng với chúng cho nên dân sành điệu mới có chuyện thay đổi Hộ Pháp...
source