Tâm Từ

HL: Trên đây là "cái tính giúp người". Còn tâm Từ thì nó có tính cách là "Vô Lượng" do cái "Vô Lượng" này mà... Cỏ cây cũng được lợi.
Nếu có mưa thì: mưa thì thuận, 
Nếu có gió thì: gió lại hoà.
Nếu có kẻ thù thì họ lại hết thù, và ngay khi bị thấm nhuần cái tâm từ thì họ thành bạn.
Nếu có kẻ nghi kỵ, thì họ lại hết nghi kỵ
Nếu có người khó chịu thì họ liền thành dễ thương.
Tuy nhiên, có những lúc hành giả có rải ra thì có lúc họ cũng chẳng thèm nhận Vì cái ác nghiệp nó... che.

- Tâm Từ cho người Tịnh Độ.
Đây là điều thú vị nhất khi đệ dùng câu niệm Phật để rải cái Tâm Từ. Tất nhiên, đệ lại phải nhắc lại sơ qua phong cách niệm Phật.
 1. Tư thế:
Hành giả nhắm mắt 100%.
Trong khi nhắm mắt lại như vậy thì lại nhìn vào một điểm. Điểm này nằm ngang với tầm nhìn và khoảng cách bằng một với tay của mình.
2. Cách niệm:
Niệm với một giọng cao nhất bằng cái tâm, có nghĩa là niệm trong cái đầu, và tất nhiên là không cho phát ra thành tiếng. Cách niệm này dân Mật Tông gọi là Kim Cang Trì. Niệm từng chữ một và kéo dài ra như sau:
AAAaaaa.....
Diiiiiiiiiii.....
Đààààà.....
Phậậậtttttt….
3. Khi niệm, mắt chăm chăm nhìn vào một điểm ngay đằng trước mặt và ngang với tầm nhìn của chính mình. Đệ nói chăm chăm có nghĩa là nhìn cố định vào một điểm, không nhìn về bên phải hay nhìn về phía trái. Có nghĩa là không cho cái nhìn của mình nó chạy qua, chạy lại mà chỉ nhìn có vào một điểm duy nhất mà thôi.
4. Tưởng tượng cái điểm đó thành ra một cục màu đỏ y như đóm nhang (hay to bằng cái đèn LED của máy vi tính).
Kỹ Thuật:
Nói là nói như vậy! Nhưng trong thực tế, khi hành giả nhìn chăm chăm vào một điểm thì vào những lần đầu tiên, cái điểm màu đỏ đó nó không chịu nằm yên. Mà nó cứ chạy đi chỗ khác. Kinh nghiệm của đệ là khi nó chạy đi xa cỡ 5cm (2") thì hành giả nên bỏ nó đi và dùng tâm lực của mình mà tạo ra một cục màu đỏ khác ở vào ngay cái vị trí cũ. Chớ đừng có tốn sức mà kéo cái cục màu đỏ đó lại về vị trí cũ của nó.
Làm đúng bốn động tác trên, thì hành giả rơi vào cái tâm lực của Ngài A Di Đà Phật. Tại sao? Vì ở cõi Tây Phương Cực Lạc: Chính Ngài A Di Đà Phật cũng lại phóng cái câu niệm này bằng cái đảnh màu đỏ của Ngài. Câu niệm này, theo cái tâm lực của Ngài, đi xuyên vào các cõi uế độ và lại quay trở về lại chính nơi cái đảnh của Ngài tạo thành một luồng tâm lực cứu độ, cứ xoay vòng như vậy.
Mặt khác, khi nhìn chăm chăm vào một điểm ở ngay đằng trước mặt và đồng thời phóng mạnh cái niệm vào cái điểm màu đỏ đó thì hành giả "rất dễ quên mình" khi niệm Phật. Do tình trạng "quên mình này" mà hành giả rất là dễ rơi vào tình trạng "Nhất Tâm Bất Loạn". Mà đã "Nhất Tâm Bất Loạn" thì cảm giác đầu tiên là tình trạng An Lạc liền xảy ra. Càng An Lạc thì chấm đỏ lại càng hiện ra càng rõ ràng hơn nữa! Cho đến khi cái chấm đỏ lại phát ra hào quang thì phải hiểu rằng hành giả đã gần như đi được nữa đoạn đường rồi!
Đến giai đoạn này thì sự An Lạc "gần như" hiện tiền. Đem cái An Lạc này mà hồi hướng cho ai đó thì... Nếu "Không phải là Từ thì nó cũng là Bi" và ngược lại.
TB: Khi hồi hướng cho ai đó thì nên hồi hướng 100%, đừng có giữ lại cái gì cho mình hết. Làm như vậy thì cái tâm của mình nó... đồng dạng với cái tâm của Ngài A Di Đà Phật.