Lựơm

Hãy lấy thí dụ lời Kinh Dịch mà nói: với người thường thì những lời trong kinh Dịch cũng chỉ là những lời như bao nhiêu lời khác. Nhưng với triết gia lại thấy nó khác. Cái khác ấy ta có thể nhận ra phần nào ở trong hai điểm:
Điểm nhất thuộc phần hành văn. Đây không là những câu mạch lạc, quán xuyến kiểu triết học duy lý có luận chứng minh bạch: câu sau ăn chặt với câu trước, đọc lên thấy liền văn mạch lý cứ. Ngược lại nó cũng không hẳn phi lý kiểu những công án của Thiền tông, tuyệt nhiên không tìm ra được liên hệ lý trí nào giữa câu trước với câu sau, và ta có thể nói là phi lý hoàn toàn. Trái lại với lời kinh Dịch có thể gọi là hàm lý: nghĩa là có lý, có tình, có ý thức và cả vô thức. Có lý nên lúc đọc thấy được ít lời huấn dụ thật sâu sắc. Nhưng còn phải kể đến vô thức, cảm tình, tác động. Tất cả bấy nhiêu như hiện diện đồng đều khiến cho không còn yếu tố nào chiếm địa vị độc tôn: không duy lý, không duy tình, không duy nào cả. Nói khác là tất cả đều nằm trong thể tương đối và gây nên bầu khí thuận lợi cho tâm thức đạt trạng thái bình quân, hay là trung lập theo kiểu không dựa, không dính tuyệt đối vào cái gì cả. Đấy là một sửa soạn thuận lợi cho sự lóe sáng lên của tia Minh Đức.


Muốn đạt được ơn ích đó cần chú ý đến điểm thứ hai là cách đọc Kinh Dịch. Muốn đọc Kinh Dịch cho trúng tinh thần thì cần phải đọc theo lối ngoạn hoặc theo lối chiêm. Cả hai lối đều bắt buộc phải lơi khỏi ý thức và lý trí, cũng có khi ngưng hẳn ý thức để cho tiềm thức có đất giô lên mặt tâm thức. Sở dĩ tiềm thức hay vô thức thường không hoạt động được là do lý trí giăng bủa lưới khắp mặt tâm thức, không để hở kẽ nào cho tâm thức phát hiện. Mà tiềm thức đã không xuất hiện thì lấy gì buộc các câu rời rạc kia lại. Lời Kinh Dịch có ý để rời rạc, có ý để thiếu liên hệ của biện chứng lý luận là cột để đạt mối liên hệ lớn lao của toàn thể vượt xa mối liên hệ lý chứng. Liên hệ lý chứng cũng như văn mạch thuộc ý thức và đi vào đường tán ra vạn vật và nhập vào những luật tắc của khoa học, của sự vật có thể đếm đo, cân lượng… Còn liên hệ toàn thể thuộc tâm (tạm nói là tiềm thức hay vô thức) theo đường tụ vào Nhất thể và xuất hiện mập mờ trong cái ta quen gọi là vận số, thiên mệnh, tính mệnh, định mệnh… tức là cái gì vượt quá tầm kiểm soát của lý trí và ý thức, nên khi đọc Kinh Dịch với óc duy lý là bỏ mất phần quan trọng nhất, y như ăn cam có vỏ mà bỏ ruột vậy. Muốn nếm được ruột cần phải biết cách quan, ngoạn, chiêm, tức là những cách “đọc” riêng biệt đòi phải có cư, có an, có lạc. “Cư chi quảng cư”, duy lý chỉ ở có chỗ hẹp mà không quảng cư, an là “an thổ đôn hồ nhân”. Nếu không an thổ mà lại ý cứ vào một ý niệm rồi “đồng đồng vãng lai” trong cái đồng nhất thì đều là ý thức không phải là an thổ vì thổ là vô tâm, vô niệm, vô ý. Lạc là liễu hiểu minh triết đến độ chót sau hai đợt tri và hiểu. Tất cả mấy chữ quan trọng trên (quan, ngoạn, chiêm) đều nói lên lối đọc riêng biệt đòi có sự tham dự của lý trí, tình cảm, ý thức, vô thức, gọi tắt là tâm. Nói khác lối xem bằng lý trí thì gọi là đọc, còn lối xem bằng toàn thể con người thì gọi là quan, là ngoạn, là chiêm.


bởi vì Dịch gồm bốn mặt của Đạo thánh nhân:
Là ngôn từ để dạy Minh triết
Là linh động để dạy biết biến hóa
Là tượng để dạy cách chế khí cụ
Là bốc phệ để chiêm nghiệm từng trường hợp.
“Dịch hữu thánh nhân chi đạo tứ yên:
Dĩ ngôn giả thượng kỳ từ,
Dĩ động giả thượng kỳ biến,
Dĩ chế khí giả thượng kỳ tượng
Dĩ bốc phệ giả thượng kỳ chiêm”.

Chữ hán (I: 10,59)

Nguyên giả thiện chi trưởng dã
Hạnh giả gia chi hội dã
Lợi giả nghĩa chi hòa dã
Trinh giả sự chi cán dã.
Quân tử thể nhân túc dị trường nhơn
Gia hội túc dĩ hợp lễ
Lợi vật túc dĩ hòa nghĩa
Trinh cố túc dĩ cán sự
Quân tử hành tứ đức giả
Cố viết Kiền: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.

Chữ hán
Nguyên là đầu của thiện
Hanh là hội tụ mọi cái đẹp
Lợi là hòa hợp những cái thích nghi cân xứng.
Trinh là cần mẫn kiên trì với sự việc.
Quân tử mặc được đức Nhân thì đủ dẫn đầu người.

Trở lên là thử trình bày một hai nét then chốt của Kinh Dịch mà điều quan trọng hơn cả là xem mọi biến cố trong thế tương liên với toàn thể.
Muốn vậy phải dùng lối đọc riêng là ngoạn và chiêm.
Nắm vững điều đó rồi bây giờ chúng ta hãy mở Kinh Dịch ra đọc thử quẻ Kiền là quẻ mở vào Kinh Dịch.

Vì Kinh Dịch chuyên nói về vòng trong nên trình bày quá trình biến hóa của cuộc đại diễn thuộc vòng trong, nên không nói sinh, thành, suy, hủy nhưng nói nguyên, hanh, lợi, trinh. Bốn chặng tiến hóa chung này sẽ được quảng diễn trong 4 hào 2, 3, 4, 5 như sau: 
(source: Kinh Dịch Linh Thể)

--------------


Mục đích (Target) của Dịch là phát triển Tâm Linh.

Chiêm bốc là để test xem skill dự đoán của mình đúng được bao nhiêu %?
Muốn tăng % đúng thì buộc ta phải học hỏi tu luyện để Tâm Linh càng sâu. (hãy để Tâm lắng đọng, tĩnh tâm. Tâm có tĩnh thì Linh mới ứng)
và phải chăng đó chính là mục đích của ta trên cõi đời này. (Tâm Linh tiến hóa)?
Mục đích của đời sống này là khiến cho Tâm Linh ta tiến hóa.

Dịch là Trung và Chính.

Đạo lý là khiến cho bất trung biến thành Trung và bất chính biến thành Chính.
Thật ra chính là Hạp Thời.

-----------


"Khi có điều nghi ngờ về việc can hệ thì trước hết hãy hỏi lòng, sau đó bàn với các khanh và sĩ, nếu việc chưa sáng tỏ thì bàn với dân, nếu còn chưa quyết định được thì mới dùng tới bốc-phệ." -P75 chữ Thời


---------
Về phép bói Dịch
(Viet triet nhap mon-p43)
Bói Dịch cũng là một lối giao chỉ, lối hữu hình gọi là bốc phệ (bốc phệ là bói bằng cỏ thi hoặc mu rùa). Có thể gọi đây là việc của địa tiên với khả năng biết trước những sự xảy ra do thông được với tiềm thức (hay thiên năng) của ý thức tiểu ngã, qua trung gian những vật thể như mu rùa, cỏ thi.
Vật thể trong Dịch là các quẻ, tất cả được gọi là “vật linh”.
Vật là sự thể hữu hình như cỏ thi, mu rùa hay các gạch đứt liên (gọi là hào).
Linh là thuộc tâm linh tiềm thức có sự hiểu biết siêu việt có năng lực bao la và nó thông cho sự vật được phần nào khả năng đó, nên gọi là linh.Tức là cái biết có hiệu lực vựơt khả năng của sự vật.
Bởi nếu xét nguyên có sự vật thì thấy rất vô lý, không lý gì mà cỏ thi, mu rùa lại hiểu biết cao xa hơn lý trí con người, nhưng Dịch dùng lối biết toàn thể (gọi là chu tri) tức ý thức không làm việc một mình mà còn đựơc tâm thức tâm linh thông báo cho. Vì thế khi chiêm bốc phải chăm sóc phần tâm linh bằng gạt bỏ những chướng ngại vật như tư ý, tư dục, để lòng vắng lặng trống trơn. Cái đó phải coi là chính.
Vì thế quan trọng không nên đặt vào sự vật mà phải đặt vào người.
Người phải có đủ điều kiện tâm linh là cần trước hết, còn việc dùng cỏ thi, mu rùa, hay quẻ, hoặc bói bài v.v… là tuỳ phụ, tất cả đều vô lý: chúng chỉ có nghĩa do tâm linh.
Chính vì thế ở dưới có cho một lối bói Dịch đã đơn giản hóa cùng cực, để bạn thử chơi, nếu thấy hiệu nghiệm thì dùng, chỉ cần nhớ rằng hiệu nghiêm hay không ở tại mình “linh tại ngã, bất linh tại ngã”.
Tử vi, đẩu số đều như vậy hết: hay hoặc không hay là ở tại nơi con người. Phương tiện không quan trọng, mà quan trọng là trình độ nhạy cảm về phương diện đó của mỗi người. Đấy là bí quyết việc bói toán nó cũng trùng hợp với đường tu tâm dưỡng trí ở chỗ làm cho lòng trống trơn. Vì thế mà tuy Dịch Văn Vương có gây xáo trộn về đàng trí học nhưng ơn ích về tu học vẫn còn phần nào, nhưng nếu bói Dịch mà bỏ phần “an thổ” thì kể là dị đoan, trúng trật ít bảo đảm hơn nhiều.
Cách đơn sơ nhất để bói Dịch là dùng ba đồng tiền gieo xuống đồng nào ngửa thì cho số 2, xấp cho số 3. Cộng cả ba lại nếu được số chẵn (6,8) thì là hào âm, gạch 2 cái - - nếu là số lẻ (7,9) thì là hào dương, gạch một cái – thế là được hào nhất. Gieo lại lần 2, rồi đặt hào mới trên hào 1.
Cứ làm như thế đủ 6 lần thì được 6 hao của quẻ muốn tìm. Mở sách ra xem tên quẻ và chiêm nghiệm lời quẻ (sách này chỉ nhằm phần đạo lý minh triết nên không cho phần bói toán, tức 64 không in ra ở đây). Chỉ cần ghi nhận rằng sự gieo quẻ coi như rất là ngẫu hữu “may rủi”, nhưng xét theo toàn diện thì không là may rủi, vì việc khiến đồng tiến sấp hay ngửa còn đựơc quy định do tiềm thức nữa: người ta không biết đến việc tiềm thức nên gọi là may rủi.
Mức pha độ tốt nhất là ý thức 2, tiềm thức 3
Dịch nói là “tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số”. Muốn đạt độ lý tưởng “vài ba tham lưỡng” nọ phải “an thổ” cho lòng trí trống trơn.
Kinh Dịch gọi đó là “Dịch vô tư dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động. Cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố, phi thiên hạ chí thần, kỳ thực năng dữ ư thử” Hệ từ X.4 = Dịch là để lòng trống vắng, không suy tư, không làm gì hết; đột nhiên linh cảm mà thấy được chỗ căn do của sự việc. Nếu không phải là rất thần, thì làm sao được như vậy? Nên nhận xét rằng: theo Dịch thì thần với không đi đôi.
Vì vậy làm cho lòng trống trơn, không suy nghĩ về việc gì trần tục, cũng là sửa soạn cho thần linh xuất hiện.
Muốn đạt chí thần thì tâm hồn phải cực rỗng (chí hư) là thế. Tâm hồn có trống rỗng được như vậy mới “đọc” ra được ý nghĩa của những lời đèo theo quẻ và hào, những lời ấy vốn rất lơ mơ mù mịt,
vì cái soi sáng, cái đem lại ý nghĩa cho quẻ cho lời không phải là lời, là quẻ, mà là thần.

Lời chỉ là những dụng cụ bất tương xứng, còn chủ soi sáng, chủ dùng những phương tiện đó, là chính thần. Thần biến hóa và hiệu năng vô cùng, không cần những phương tiện hiệu nghiệm cân xứng. Đó là điều cần phải nhớ khi bói Dịch. Có làm được như vậy mới trông nhờ ơn ích của Dịch.


---------------


Đây là bảng ngũ hành. Hỏa Mộc Thổ Kim Thủy Thoạt xem ta cũng tưởng vắng bóng người như bảng tứ tố: ta thấy trời chiếm 3, đất chiếm 2 là 5, có còn gì cho con người đâu. Thế là con người mất phần chăn rồi, có còn đựơc dục không? Ngạn ngữ Việt nói “nằm giữa mất phần chăn” có đúng vào đây không? Thưa đâu có chuyện ấy. Nằm giữa đâu chịu mất phần chăn. Con người ở trung cung hành Thổ đó, rất tiện để hút đức của Trời của Đất và nó gọi đó là tứ quý, 4 hành chung quanh có phương có mùa. Duy hành giữa là không có gì nên bốn hành kia phải cúng cho Người một tuần: trời cúng 2, đất cúng 2. Thế là người có 4 tuần nghĩa là cũng có xuân, hạ, thu, đông như ai. Cái xin được đó mới quý nên gọi là “tứ quý”. Có bản đồ tứ quý không? Có chứ. Đó là chỗ khác biệt giữa tứ tố và ngũ hành. Tứ tố thì đọng lại bảng cơ cấu vuông kép như hình trên nhiều sách không đặt thành cơ cấu. Còn ngũ hành không những đặt thành cơ cấu, mà còn phát triển thành nhà nữa gọi là nhà Minh Đường hay Thái Thất, sau đây là tiến trình xây Thái Thất (cũng là thiết kế vi nhân) Trước hết đặt nền móng trên ngũ hành như hình I sau:

Thứ đến thêm 4 căn góc thành Hồng Phạm Cửu Trù như hình II Sau cùng chia 4 căn góc thành 8 căn ké (cá) thành 12 căn như hình III. Thế là ta có nhà gọi là nhà Minh Đường có nghĩa là nhà dùng để làm sáng cái đức sáng trong mình ra. Nho gọi là “minh minh đức” một trong “tam cương” mở đầu sách Đại Học rằng “đại học chi đạo, tại minh đức, tại thân dân, tại chí ư chí thiện”.
Minh Đức là cái đức của Trời phú bẩm vào con người như hạt giống. Ở nơi con vật gọi là bản năng xài được liền, con vật không phải đóng góp chi vào cả. Trái lại nơi người thì phải tự người làm sáng ra mới xài được. Vì thế phải thêm động tự minh vào “minh đức” thành ra “minh minh đức” = làm sáng cái đức sáng. Làm sáng bằng cách nào? Thưa bằng cách “chu tri” tức bằng cái biết tròn đầy (holistic). Thế nào là biết tròn đầy? Thưa là cái biết giao thoa giữa tâm linh tiềm thức và lý trí ý thức. Nếu chỉ có một bên thì không là chu tri. Điều này được minh họa trong bản đồ thiết kế của nhà Minh Đường (blue-print) gồm ba tầng: Đất, Trời, Người. Có hiện thực được cả ba mới gọi là “chu tri”. Đất chỉ các việc cần thiết cho đời sống cá nhân như ăn, ở, nói, làm… Vì vậy đây là tầng cá nhân, ít được nói tới, vì hầu hết mọi người đã chú ý vào đấy, gọi là lợi hành nên nếu không có 2 tầng trên thì gọi là duy vật. Cần phải gỡ mình ra khỏi tầng này một phần để đầu tư năng lực vào 2 tầng trên. Vì thế có những chủ thuyết khuyên giục con người từ bỏ tầng này kiểu xuất thế. Cũng có thuyết thì đả đảo cá nhân đến cùng cực không cho con người suy tư riêng lẻ, bắt phải “thượng đồng”: là vâng lời thượng cấp trọn vẹn như trong các chế độ chuyên chế nhằm tổ hợp con người theo kiểu con vật tức là đoàn lũ hóa, nghĩa là đánh đồng vào không kể chi tới tình cảm cá nhân. Nhưng làm như vậy là sai vì thượng tầng làm ngãng trở sự phát triển con người nhất là năng khiếu sáng kiến, sáng tạo. Vì thế đây là tầng phải giữ, Nho gọi là “phối địa” mà ta có thể dịch bằng danh từ của Karl Jung là individualisation. Trời là tầng trên cùng Nho gọi là phối thiên. Đây là tầng mà hết mọi đạo lý và tôn giáo đều chú ý phát triển. Phương thế là suy tư lý luận làm nên những nền triết lý. Còn tôn giáo thì thờ phụng kinh hạt cúng tế đủ kiểu. Sau cùng là thiền. Trong bằng ấy lối thì thiền là ám hợp nhất với thiên vì thiên được định nghĩa là “vô hình vô tượng vô thanh vô xú”. Như vậy phải tìm một đường lối ám hợp với Thượng Đế tức cũng vô hình vô tượng như Người. Và đó là Thiền. Chữ Thiền nguyên là chữ Thiện, đó là một lễ trong 2 lễ tế trời đất gọi là Phong Thiện. Phong là tế trời, Thiện là tế đất. Tế đất thì phải quét đất cho sạch, hiểu là phải gạt bỏ những gì có hình thể như những mối lo âu, những ý nghĩ về vật chất, những bận tâm về cái bé nhỏ thuộc lợi hành, để lòng được trống rỗng đặng đón nhận tâm linh (thiên). Vì thế Dịch nói “vô tư dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố” = không suy tư, không làm gì cả, vắng lặng, một mình bất động, thoát nhiên thông hiểu được các lẽ trong thiên hạ “tức là khi lòng trí không còn bận rộn thì Trời xuất hiện lên bình diện ý thức làm cho lý trí hiểu sự vật cách trực tiếp ta gọi đó là trực giác và đó là “chu tri”. Chu tri phải gồm cả đất cả trời nói theo tâm lý là không những phải có suy tư mà còn cần trực giác nữa mới là chu tri. Xưa nay người ta hay bị bệnh duy là tại đọng lại ở một tầng nào đó. Hoặc là hạ tầng kinh tế chỉ huy thượng tầng văn hóa thì gọi là duy vật, hoặc ngược lại là duy tâm. Dịch đưa ra bài thuốc chữa chạy gọi là phép An thổ. Thổ ở ô trung cung: đó phải là phòng của người, con người cần lâu lâu vào ở trong đó, thì mới hiện thực đựơc việc gọi là “nhập ư thất” hiểu là hiện thực đựơc tính con người. Phép An thổ gồm ba việc là An thổ, Đôn hồ nhân, Cố năng ái. An thổ là vào ở trong hành thổ nơi trung cung để ngồi mà quên sự đời như Nhan Hồi, rồi đến Đôn hồ nhân là phải phát triển những tình ý cao đẹp của con người như yêu thương, quảng đại, khoan dung, nhân hậu. Nho tóm vào 5 chữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Có làm vậy mới đạt khả năng yêu thương trung thực gọi là Cố năng ái tức mới chính thực là yêu thương. Nhân ái là việc mà ai ai cũng muốn làm hết. Đạo lý hay thuyết lý nào cũng nhằm tới như cứu cánh cuộc đời, do đó ta biết nó là yếu tố làm nên con người. Nho gọi là “Nhân giả nhơn dã”. Vì thế ta có thể dùng độ nhân ái như thước để đo mức độ trung thực của các thuyết lý. Thuyết nào làm cho người ta yêu nhau hơn thì thuyết lý đó trung thực hơn. Mà yêu trung thực phải bày tỏ bằng liệu cho mọi người được ăn đựơc nói. Chữ ăn là bình sản, Nho nói bóng là phép tỉnh điền, tức quân phân tài sản quốc gia đồng đều. Có tài sản mới có nền tự do, gọi bóng là cho nói, bởi nói là bày tỏ tình ý của người nói, tức là nét đặc trưng đặc biệt của con người khác thú vật. Vì thế nói cũng cần cho người hai điều đó.
(VTNM_part 2-p6)
---------
Kẻ lỗi luật bị phạt, người lỗi lễ thì tự minh hổ ngươi, hoặc cùng lắm là bị người ta chê bai, bài bác, tức là những cá thuộc tình cảm, tinh thần, chứ không động đến xác thể kiểu hình luật coi con người như con vật. Lễ coi trọng con người. Lễ coi người là khôn chỉ cần nói mánh; luật coi người là dại cần phải đánh đòn
Nhân Chủ - p63
--------
Chữ Tâm là một danh từ không thể định nghĩa vì nội dung bao là của nó. Nếu ta gọi Tâm là vô thức thì mới nói lên được có khía cạnh chống đối với ý thức, nếu gọgi là vô lý thì mới nói được có khía cạnh phản lý… Thế mà tác động then chốt của tâm là linh, tức thẩm thấu bao trùm tất cả. Đó gọi là An Vi. (DKLT p38)