Ăn ngay nói thật_ BM

Trả lời #98 vào lúc: 22-10-2017, 12:50 AM

Trích dẫn và trả lờiTrích dẫn

1.Theo cách tiếp cận mà thầy thường chỉ cho tụi mình, thì hiểu rằng đây là cách tiếp cận từ số ít đến nhiều, ban đầu là từ trục trung tâm, người gần nhất và mình tin tưởng nhất-> Khi tâm đã rộng mở hơn và mình đã quen hơn thì chuyển sang làm với nhiều người hơn

2.   Hôm nay, Mun xin chia sẻ một cách tiếp cận khác mang tính Cao-Thấp, sẽ giúp mọi người phân loại các mức độ Ăn Ngay Nói Thât  khác nhau. Ở đây xin chia sẻ cách đặt người khác làm trung tâm và đối tượng của câu nói khi mình quyết định sẽ Nói Thật

Theo như bảng phân loại, chúng ta sẽ rất dễ biết được mình đang ở cấp độ nào trong quá trình Chuyển Hoá bản thân

1.   Hại người- hại mình: Mặc dù là Thật nhưng lời nói đó không mang lại bất cứ lợi ích gì. Đây là lời nói phung phí nhất. Vd như: Anh A mang chuyện xấu của anh B đi kể cho C mà B-C cũng không có nhiều mối liên hệ tới nhau, quả thật chuyện đó là thật, nhưng nó vừa bất lợi cho B, mà anh A cũng chỉ thoả mãn được cái Tâm Sân của mình trong phút chốc

2.   Hại người-Lợi mình: Hình thức rất thường thấy trong cuộc sống hiện nay. Để dành được ưu thế, người ta thường tìm cho được điểm xấu hoặc chưa hoàn hảo của người kia để nâng mình lên.

3.   Lợi người-Lợi mình: Lời hay ý đẹp, mang tính chất sách tấn nhau. Không khen ngợi quá đà mà chỉ tập trung vào điểm tốt thực sự để phát triển dần lên.

4.   Lợi người: Bỏ qua cái tôi của bản thân và nói những lời giải thoát ( chỉ chư Phật mới làm được).


Về vấn đề lợi mình, hay là hại người, Đức Bổn Sư đã dạy tụi mình là:

1. Chuyện   hại mình và hại cho người thì... nhất định không làm.
2. Chuyện   hại mình và lợi cho người thì... cũng không làm.
3. Chuyện   lợi mình nhưng hại người thì... không làm.
4. Chuyện   lợi cho mình, và lợi cho người thì không những là nên làm,  cứ thấy là làm, và làm hoài thôi.

Cái vui của thế gian, THTT, Chư thiên

 Tinhvan:  Thưa Thầy và Huynh, Đệ !


 TV dợt thì quán SDT không bị nhoè, nhưng thỉnh thoảng đến số 5 thì mặt phẳng chứa số bị nghiêng 30 độ so với mặt đứng trứoc mặt, có khi TV chỉnh lại có qua luôn số 6. Cho TV hỏi là khi dợt êm êm mà trong ngày thấy vui vui thì có phải THTT họ cho mượn không à ? Ngày xưa TV niệm Phật bị THTT thì cũng có vui cho nên cứ lăn tăn hoài . Cảm ơn Brighmoon00  nhiều !

Brightmoon:  Vui nó có nhiều cấp độ lắm ạ.

Vd như: Vui cái vui của thế gian thì cái vui này nó khá sôi nổi, và nó bốc lên não( nếu như để ý kĩ)

- Vui theo kiểu THTT: Vì thtt cũng là một dạng chư tiên, về cơ bản cũng thanh tịnh hơn so với con người mình, nên vui theo kiểu thtt thì cũng sẽ cảm nhận được một chút vui; nhưng để ý kĩ là ai bị dính THTT thì cái có cái sân mạnh do bản ngã của THTT mạnh nên khi không được thỏa mãn bản ngã thì mình thường cảm thấy vô cùng bực tức trong người. Lúc này mình sẽ không thích nghe những người chỉ ra lỗi sai của mình, hoặc khi không được khen ngợi, để ý thì mình càng lúc càng bực tức và có chiều hướng tránh xa những người thiện tri thức.

- Vui theo kiểu chư thiên là cái vui của những người tập đúng theo phương pháp ATCNDTM( bắt đầu từ tầng sơ thiền lên tứ thiền): Cái vui này nhẹ nhàng, xuất phát từ ngực, thường kèm theo môt dạng vui man mát như làn sương và kéo dài lâu. Cùng với cái vui này là cảm giác nhẹ nhàng, thanh tịnh, lâu dần bản ngã được dẹp bớt một phần nhưng chưa hết. Chỉ đến khi bắt đầu chứng các tầng thánh quả thì cái vui nó mới càng nhẹ nhàng bởi vì con người bắt đầu thoát khỏi 3 kiết sử là Tham, Sân, Si- thế nhưng, vẫn chưa hết hẳn nếu chứng những tầng nông của thánh quả.

Suy nghĩ ngày 03.4.23

sau khi đọc bài Quán không ra

https://www.hoasentrenda.com/fp/bai-viet/quan-khong-ra-39119

- Thầy giải thích về Quán Chấm Đỏ và quán một sự vật.
thì đoạn này mình nhớ lại:
1. Mình chơi với Ngài A Di Đà thì mình phải đồng dạng với Ngài.
2. Ngài có 48 Đại nguyện thì phải chăng mình chỉ cần làm 1 /42 thì mình có thể đồng dạng với Ngài rồi ?! 
Thầy từng nói: chơi với Ngài thì khó nghèo vì xứ của Ngài rất giàu có - theo kinh A di dà mô tả.