Dùng Trí Thông Minh Hại Người - Biên tập

 Dùng Trí Thông Minh Hại Người - Biên tập


Link Pháp âmhttps://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=20066.0

Chị Vy: Thầy ơi, con hỏi câu này: trước đây Thầy có nói ở nhà chị Dung, Thầy nói về dùng trí thông minh để hại người. Mà chỉ làm mất cái thâu âm đó rồi, bây giờ Thầy nói lại cái vụ đó đi. Sẵn hôm vừa rồi Thầy cũng đã nói một góc của dùng trí thông minh để giết người ta, giờ còn cái gì nữa ngoài cái hôm vừa rồi mình mới nói không?

Thầy Tibu: Không, thiệt ra hễ mình đã là thượng phong, thường thường đánh cờ tướng là thấy rõ lắm, mình đã đầy đủ tướng, sĩ, tượng, mà mình nằm ở trong cái thế mình giết được con tướng đó là mình cứ nhào vô mình giết nó thôi, đúng không?

Chị Vy: Dạ

Thầy Tibu: Đó, đánh cờ tướng là vậy. Trên nguyên tắc là đánh vậy, đánh cờ tướng là đánh vậy. Còn nếu mình đánh thua thì mình kiếm cách mình đỡ, mình né, mình làm gì đó mình làm. Nhưng mà khi mình đã thấy nó đúng là nó nằm trong cái thế mình giết nó rồi, là mình tới mình giết nó liền. Mình đi vài nước là mình giết nó. Đó, nó vậy đó.

Cái đó là đánh cờ tướng, còn con người của mình nó có những cái thế mình cũng phải suy nghĩ cho kĩ để mình giết nó, hay là mình tha nó. Có những cái lúc mà mình tha thì nó lại được, nên chuyện. Còn có những lúc mình giết thì nó nên chuyện.

Thành ra có những cái lúc mà mình tha, thì hầu hết những cái lúc nhân quả mà mình tha, hầu hết là mình đều lãnh thẹo ngay lúc đó liền, là tức là nó kêu mình ngu:
_  Ngu! Tại sao mà tha? Tại sao mà cái thế thắng như vậy, rồi mày còn tha nó là sao?

Đó, có những thằng nó vậy, nó chửi mình. Nhưng mà nếu nói về nhân quả thì hầu hết những cái lúc mà mình tha, là sau này có những lúc mình bí, mình nghĩ ra được cái giải pháp. Mình nghĩ ra được giải pháp là do mình tha người ta đó.

Thì khi mà mình tha, tức là cái óc của mình nó chọn một cái giải pháp mở đường cho người ta chạy. Mình mở đường cho người ta chạy, chứ không phải mình dí nó. Thành ra là cái nghiệp quả của nó, nghiệp quả của mình, khi mà mình tu mình lại thấy rất là rõ. Tới khi mà mình tu là nó dí, nó chặn lại. Ác nghiệp mà, nó chặn. Nó chặn lại, thì mình né cái này, mình né cái kia để mình tiến. Nhưng mà có nhiều người nó nghẹt, kẹt cứng luôn. Mình hết luôn, chỉ có ngồi đó thôi, ngồi thôi.

Thì lúc kẹt cứng như vậy thì là tu, người ta kêu:
_  Sám hối! Sám hối đi! Sám hối đi! Bỏ hết, về sám hối đi!

Sám hối một thời gian, chết thì chết, nhưng mà có người sám hối một thời gian sau, họ như là có một cái con đường khác, họ đi, họ thóat được, họ đi được.

Thành ra là bao nhiêu kinh nghiệm xương máu của mấy cái thằng chỉ đường, nó nói rằng:
_  Hễ mà đã bế tắc rồi là lo sám hối!

Đừng có kèn cựa cái thằng sám hối! Ai mà kèn cựa sám hối, nói:
_  Trời đất ơi, làm cái chuyện này!? Ngồi sám hối làm cái gì!?

Ừ, cái đó là cái giải pháp cuối cùng, và cái giải pháp coi như là để chuẩn bị những giải pháp sắp tới, tương lai đó. Mà mình kèn cựa nó một cái là nó tắt luôn. Nó tắt luôn!

Thành ra sám hối là cái giống như là dầu mà nó bôi trơn vậy, dầu bôi trơn. Đến khi mà mình lấy cái này mình nhét vô cái kia, mà mình thấy nó cứng quá, thì mình bỏ dầu vô, mình đẩy một phát là nó trơn, nó chạy được. Thì cái thằng sám hối là dầu, dầu nhớt.

Thành thử khi mà mình bỏ một cái cơ hội làm bàn, có nghĩa là mình sẽ giết thằng đó, hay là mình sẽ thắng nó, hay là mình sẽ chơi nó cho nó sợ luôn. Nhưng mà mình ngồi mình nghĩ:
_  Thôi, vậy đủ rồi. Không chơi nữa.

Mình chơi sang với nó, ví dụ vậy. Mình chơi sang với nó, thì cái phản ứng trong gia đình là nó kêu chứ:
_  Tại sao mày ngu quá vậy.

Nhưng mà khi mà được, là nó hanh thông tùm lum luôn. Mà đề cử một ví dụ của Má ông thầy. Má ông thầy đi mượn nợ giùm người ta. Nói:
_  Trời ơi, đã nghèo rồi còn mắc nợ, mượn giùm người ta nữa! Cái đó cái chuyện kì không? Rồi bà nào bả trả thì bả trả, bả không trả là ổng ôm luôn. Bả nợ chồng chất luôn.

Thì cũng có trường hợp đó chứ không phải không. Thành ra khi mà đụng vô cái chuyện mượn nợ giùm là cả gia đình có suy nghĩ, là nó kêu:
_  Êêê, sao kì vậy, sao kì vậy? Hết chuyện chơi mà mượn nợ giùm?

Nhưng mà Má thì Má nói một câu kì lắm, Má nói rằng là:
_  Người ta ăn thì mình còn.

Cái đó mới độc chứ. Bà Già bả không có biết chữ nha, mà bà nói rằng:
Người ta ăn thì mình còn, mà mình ăn là nó hết.

Thành ra bả cứ hễ có dịp, chứ không phải lúc nào bả cũng làm cái kiểu bố thí người ta đâu, không có đâu, bả nhắm làm được là bả làm. Thì khi mà bả giữ cái cách… Bà đó nói lại là bả không có học nghe. Bả không có học. Thành ra bả nói rằng là:
_  Người ta ăn thì mình còn, còn mình ăn là nó hết.

Thành ra khi mà bả làm như vậy cuối đời bả luôn mà, thì chị Phương chỉ trả một cú, là mới thấy dễ sợ thiệt. Có người làm được cái chuyện đó. Có một cái người lạ hoắc, bà đó bả có quyền bả nói chứ:
_  Con nói thiệt với Má chứ, con thương Má lắm, nhưng mà Má làm như vậy con không có tiền con trả được Má đâu.
Nhưng mà cô dâu cổ nói chứ:
_  Không có. Cái này không sao. Được mà anh.

Nói với anh Lộc: “Được mà anh” rồi là trả thôi, trả hết. Trả hết thì mới thấy rằng là: cả một cuộc đời từ nhỏ cho tới lớn lên là bị khổ, khó hoài, khó khăn hoài. Tới khi mà chị Phương chỉ trả rồi, là năm 1973, 1974 gì đó, thì thằng Tibu nó có nghe Má nó hát.

Sau này nó giỏi rồi rồi, nó ngồi nó coi coi bao nhiêu lần Bà Già hát – có một lần đó thôi. Một đời người chỉ có một lần hát thôi. Dễ sợ chưa: một lần bả hát! Dễ nể chưa! Dễ nể chưa! Một con người mà coi như là không có học. Không có học nha. Không có học, mà thích học lắm. Con cái mà học là bả kêu:
_  Ừ, rồi, rồi, được rồi!

Là bả đi mượn. Bả đi mượn nợ. Bả đi mượn bạn bè gì đó. Bả mượn, bả đem về, đưa tiền cho con học. Bả nói chứ:
_  Làm cái gì thì làm, chứ mấy tụi bay phải học. Chứ mấy tụi bay mà không có học là mấy tụi bay cực lắm. Tao không có muốn mấy tụi bay rơi vào cái tình trạng đó.

Thì sau này mình lớn lên rồi mình mới biết là Bà Già bả không biết đọc, bả không biết viết. Bả  không có biết đọc, bả không có biết viết, nhưng mà cái ý chí của bả thì dễ sợ lắm. Khi mà bả gần chết rồi đó, năm 1971, 1972, 1973, 1974 gì đó, lúc đó bả mới nói:
_  Tao không biết đọc.

Thì mình chơi với Má mà, nghe Bà Già nói là:
_  Tao không biết đọc. Thành ra là tao sẽ đi chép kinh.

Thì bả lấy quyển kinh Pháp Hoa ra, bả tự bả chép. Bả nắn nót bả chép. Bả chép một ngày một chút, một ngày một chút. Bả chép nhiều lắm, chắc là nguyên một cái quyển lịch Tam Tông Miếu bự. Bả chép… rồi cái đó đốt quăng đi, không biết ai đó. Cái đó là một bảo vật luôn. Mà bả chép chữ rất là đều, mà đẹp nha. Bả chép từ từ, từ từ vậy.

Bả nói rằng:
_  Mình phải làm sao thì làm chứ, mình phải học, để rồi mình lên trên mình gặp Ông Phật mình viết.

Bả nghĩ vậy đó: gặp Ông Phật để mà viết. Chứ còn không có biết viết thì làm sao nói chuyện gì được với ổng? – Đó, bả vậy đó.

Thì con người của bả nó đơn giản lắm nha. Sau này mình mới coi lại: rõ ràng là bả chỉ có hát có một lần thôi. Bà Già hát có một lần thôi, hay không? Mà mình nghe cái bài bả hát, bả:” Hử hử hử hử…” một khúc thôi, không phải là lúc nào cũng hát đâu, một đoạn mà cái lỗ tai mình nghe. Thế là mình chơi, bả hát. Mình cứ ngồi mình dòm bả, mình nhỏ mà.

Mình dòm bả:
_  Má mình hát ta?
Rồi ngồi yên vậy thôi. Bả: “Hử hử hử hử…” vậy đó. Bả: “Hử hử hử…” dài lắm. Bả hát cái gì mình không biết. Bả hát xong bài đó.

Thì khi mình ngồi mình coi lại trong nhà thôi, chứ không có coi ai hết: thì những cái lúc mình bí nè, cuộc đời nó làm cho những ông anh mình bí, nhiều chuyện bí, thì té ra khi mình làm một chủ xị… cái này là mình thấy rõ nè: khi mình làm chủ xị, mà mình nới tay, mình nới tay cho nghiệp quả nó một chút, là con cái của mình đẹp luôn. Hahaha, hay vậy đó. Hay không? Tức là mình làm việc thì mình làm việc…

Chị Vy: Mình làm chủ xị mà mình nới tay cho nghiệp quả.

Thầy Tibu: Ừ. Mà bây giờ mình có một cái việc, thay vì mình siết bù lon lại, mình dành lại quyền lợi của mình, thì thay vì cái thế đó là cái thế đúng đó, tức là con tướng đã đứng đó rồi là mình lấy con cờ đập con tướng đó, mình chiếu bí nó chết luôn đó, mình giết cho nó chết đó, thì mình nới tay nó. Mình thấy rõ là mình ăn rồi đó, nhưng mà mình làm một cái nước nào đó để cho cái thằng kia nó còn sống dai hơn một chút, mình nới tay nó.

Nếu mà mình là chủ gia đình, thì những đứa con cái của mình nó bị kẹt, là tự nhiên tới một lúc nó nhả. Hay lắm, tự động nó hanh thông, nó ở đâu nó tới. Tự nhiên cái con đó thay vì là con cái mình bị này bị nọ, mấy cái đó nó không có, hay vậy đó.

Thành ra cái đó là cái mà mình ngồi mình coi lại, mình mới biết được. Không phải nhiều, nhưng mà có sự kiện đó xảy ra. Chứ không phải mình làm một cái là được liền đâu, không có đâu, không có. 
Nhưng mà khi mình có khuynh hướng mình nhả cái nhân quả của mình đối với một cái sự việc nào đó, mà mình làm ngu đi, mình ngu, mình chơi ngu. Khi mình ngu một chút xíu thôi, là con cái của mình nó hưởng cái đó. Hay không?

Cái đó là cái mà không biết được đâu. Nhưng mà nhờ mấy cái dụng cụ của Phật giáo, thành ra là mình ngồi mình coi, thì nó có cái hiện tượng đó. Nhưng mà không có làm nhiều. Nó được ít thôi chứ không có được nhiều đâu, không phải làm một cái là được liền đâu, không có. Nó được một cái vậy đó.

 Tự nhiên cái linh tính, thiên tính của mình nó nói:
_  Thôi, nhả đi. Thôi, nhường nó đi. Thôi, hay là gì đó….
Mình nhả nó, mình nhường nó, mình làm dễ dãi nó đi, mình bôi trơn nó một cái, là con cái của mình nó tự nhiên nó sung sướng, nó hưởng được cái quả đó, thấy không. Cái đó phải để ý. Cái đó phải để ý! Không có thì thôi, nhưng mà có thì mình phải hiểu rằng:
_  Ô, lâu lâu mình chơi sang một cái đi.

Không phải chơi sang, chơi mà coi như là gì đâu, một cái nghi lễ rầm rầm rộ rộ đâu, không có. Cái này nó chỉ là cái tiểu tiết thôi. Nó tiểu tiết thôi, chứ nó không có lớn đâu. Thành ra cái nhân quả khi mà mình chọn, mình giữ một cái chọn mình siết bù lon người ta, hoặc là một việc nhả ra, cái nếu mà mình làm mình thấy sướng, mình nhả được mà mình thấy sướng, là con cái mình (hưởng).

Còn mình nhả mà mình thấy nó chả sướng gì hết, sao mà nó cứ đì đì đì đì, thì mình biết rằng: ồ, thôi, thì cũng được. Không được gì hết nhưng mà thôi cũng được, kệ nó, để cho người ta dễ dàng chút, thì cũng được. Nhưng mà khi mình nhả một cái, mình cũng vui vui trong bụng, vui vui giống như đề mục nó ra mà vui vui, vui vui, là rồi, là dính chấu. Con cái mình dính chấu.

Thành ra mình là chủ gia đình mà. Chủ gia đình thì có một cái quyền năng lật bên này, lật bên kia. Không phải lúc nào cũng làm được, nhưng mà có những lúc trước khi mình làm cái đó thì tự nhiên vui trong bụng, là mình cứ làm.

Đừng có thừa thế xông lên mà mình làm nó quá đi, nó lại không đúng, phải không? Mình phải biết chừng mực. Chừng mực cũng giống như là hơi thở: anh hít vô, thơm thì thơm. Nhưng mà anh hít, anh không thèm thở luôn, là anh chết. Tới phiên anh, anh chết. Thành ra là anh hít thở cũng phải bình thường. Thì cái đó là mình cân đong thôi, mình cân đong đo đếm cái phước báu của mình. Thì tự nhiên vậy.
 
Đó, rồi đó. Vậy là hỏi tới hỏi lui vì cái đó đó.

Chị Vy: Còn gì nữa không Thầy? Thầy nói vậy còn gì nữa không Thầy?