Tác Ý trước khi vào công phu


               Tác ý
Khôi: Nhân khi trả lời một câu hỏi "Phật là gì?", một vị cao tăng Việt Nam đã nói một câu rất hay: "PHẬT Là Nụ CƯỜI".
HL: Đệ lại dài dòng tán dóc rằng:
Noel đến và cả nhà bận rộn mua quà biếu nhau. Nhìn họ vui cười hóm hỉnh, lén lén mua quà cho nhau, thấy mà thương. Thế nhưng cũng như mọi chuyện, sau khi những gói quà được mở ra rồi thì nét mặt hân hoan không còn nữa, tiếng cười nói, pha trò tắt dần và mọi chuyện trở về lại bình thường. Tính cách Pháp Sanh rồi Trụ, Hoại và Diệt được thấy ở tất cả mọi nơi. Hiện tượng Pháp Trụ có thể... dài hơn một chút nếu mình cứ tiếp tục *tác ý*... Vì tâm tạo tác tất cả và đứng đầu mọi chuyện mà.
Trở về chuyện tu tập (Niệm Phật).
Mỗi ngày cứ tới lúc là ngồi xếp bằng, nằm... và hè nhau mà tập, và tất nhiên có người được, có người thì không. Rút kinh nghiệm những lúc mình tập ngon lành, đệ có những nhận xét như sau:
- Niệm Phật mà có nét mặt, tâm trạng như bị *Xã Hội Đen Đi Đòi Nợ* thì chắc chắn thất bại!
- Niệm Phật mà cứ tác ý làm cho tâm hân hoan, phấn khởi, vui vẻ như khi nhắc đến tên của một người yêu quý nhất của mình thì chắc chắn thành công.
- Niệm Phật mà mà tác ý rằng: Miệng lưỡi tui chỉ để tán tụng Ngài thôi! Vì qua những Đại Nguyện của Ngài như vậy, tui cảm thấy thật là thích thú và phấn khởi. Công dụng độc nhất của miệng lưỡi của tui là để niệm danh hiệu của Ngài! Ngoài ra là chuyện phù phiếm! Tập như vậy chắc chắn thành công!
Tui không biết ngài ở đâu, những chắc chắn là khi tui niệm là Ngài ở ngay đằng trước mặt tui. Vì vậy tui phóng mạnh niệm này ra đằng trước mặt! (không quên tác ý tạo tâm phấn khởi, vui vẻ như trên). Tập như vậy là ăn chắc vì Niệm đã có Lực.
Mến.
TB: Tất nhiên khi bị loạn động quá thì sau khi thư giãn toàn thân rồi: Khởi niệm bằng một giọng cao nhất mà mình có thể tưởng tượng được. Hay có khi lại là niệm với một giọng trầm nhất mà tâm mình có thể tưởng tượng được. Niệm là niệm bằng tâm chớ không có vi thanh* hay niệm ào ào to tiếng mà được. 

source: http://hoasentrenda.com/TapTin/TT5/tt5-121to140/131.htm