Tác ý là thuốc chạy tới chỗ đau

Chào bà con  Smiley Chuyên dùng thuốc để thoa, hay là uống... bà con mình nên lôi trình độ Tâm Linh của mình vào để chuẩn bị thân thể có thời gian để thấm thuốc.

Trình độ 1: Cận Định
Biết chỗ nào đang bị đau (ví dụ vùng lưng, thắc lưng)
    Dùng hơi thở 3-2-5-2 để hâm nóng chỗ đó lên bằng cách vừa thở, vừa để ý đến chỗ đó.
    Kế đó là xoa vùng đó.
    Nếu là uống thuốc thì để ý đến vùng đó khi niệm Dược Sư (tác ý là thuốc chạy tới chỗ đau)
    Thời gian cở 3 phút.

Trình độ 2: Chánh Định (đề mục đã hiện ra từ 12 giây trở lên)
     Cũng dùng hơi thở 3-2-5-2
     Cũng dùng tay xoa vùng đó
     Nếu giỏi thì An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt, (nhìn vào vùng đó).
Ý là:
     a. Lấy google ra coi vùng đau gồm những gì
     b. Nhìn bằng mắt thịt cái vùng bị đau đó. Để học thuộc và cố gắng nhớ cái vùng đó
     c.  Đưa vùng đó ra đằng trước mặt bằng trí tưởng tượng, rồi An Trú
         Chánh Niệm Đằng Trước Mặt cái vùng đó luôn.
     d. Nếu giỏi:
         Khi xoa vùng đó thì An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt có cái bàn tay đang xoa vùng đó!
         Khi uống thì An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt vào chỗ đó

Dĩ nhiên, khi đã quen với An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt rồi thì chỉ cần chú ý tới vùng bị bịnh, vậy thôi.

Định mệnh hay ý chí tự do

2065 - Định mệnh hay ý chí tự do (15-4-01)
KKTVô Ngã nên hiểu là không thể có sự tồn tại của bất cứ một thực thể bất biến nào dù cái đó gọi là linh hồn, bản ngã hay atman hoặc tâm thức.
Kính chào quý D/H,
Xin gửi đến các bạn (trong một email gửi kèm) một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn thuật lại chuyến vượt biên rất bi đát của gia đình ông. Nhân truyện này tôi có một vài suy nghĩ về một đề tài vẫn ám ảnh tôi thường xuyên, đó là: Định mệnh có hay không? Định Mệnh hay Ý Chí Tự Do?
HL: Chào Huynh KKT cùng các Bạn. Như vậy có hai loại người: loại người làm gì được nấy! và loại làm gì thì hư nấy! Hai tình trạng này nảy sinh ra những luận đoán phiếm diện như: Kinh Dịch, Bát Tự, Tử Vi, Lục Nhâm Độn Giáp...Đó là bên trong Con Người, còn bên ngoài thì có môn: Bát Trạch, Phong Thủy...những môn này cùng những thuyết về Định Mệnh an bài đã thỏa mãn một phần sự tiên đoán (gần đúng) của Con Người.
Thế nhưng, có những trường hợp những môn này cũng không đáp ứng được. Ví dụ như hai anh em sinh đôi, hay khi so sánh những người khác cũng sinh ra cùng giờ đó, ngày đó, nhưng những hiện tượng được tiên đoán lại không xảy ra cho người này, nhưng lại xảy ra cho người kia.
Những chuyện lùng bùng tướng sĩ thông thường là như vậy. Cho tới khi Đức Phật ra đời thì Ngài phủ nhận chuyện tiền định, và đưa ra một nhận định (có vẻ như là văn chương huề vốn) đó là hư, tốt gì cũng tại mình cả. Sự phủ nhận này không phải là không có lý do, Ngài dùng phương pháp:
Nhập Chánh Định Trên Một Đề Mục
mà biết được rằng, cuộc sống tuy rắc rối và đa dạng nhưng, chỉ có hai vấn đề: Tâm lý mà thỏa mãn thì làm gì cũng được. Còn nếu không thỏa mãn hay bị lấn cấn thì làm gì cũng bị trở ngại. Do hai tình trạng thỏa mãn và không thỏa mãn này mà có chuyện thành công hay không thành công trong cuộc sống. Chuyện xảy ra đằng sau cặp mắt nửa nhắm, nửa mở và nụ cười đầy đạo vị của Ngài như sau.
Ngài nhập chánh định trên một đối tượng và coi được vào kiếp trước khi đối tượng này chết thì vào lúc tắt thở đối tượng này suy nghĩ về chuyện gì. Biết đượcchuyện đó, Ngài lại coi luôn kiếp này, đối tượng này có làm được chuyện đó hay không?
1. Nếu làm được, tâm lý của đối tượng được thỏa mãn: Đối tượng rơi vào tình trạng làm gì thành công nấy.
2. Nếu lại không làm được thì tâm lý bị lấn cấn nên họ lại thuộc loại làm gì hư nấy, đụng đâu là thúi đó.
Do phát kiến này mà Ngài lại suy luận ra cái chuyện chọn đề mục để tu hành. À há!!! Những đề mục này, lại có tác dụng như sau:
- Đối với những người "tâm lý được thỏa mãn" Ngài sẽ chọn một đề mục ăn khớp với tính tình của người đó.
- Đối với những người "tâm lý không ổn định", Ngài lại chọn cho họ một đề mục thế nào cho đề mục đó có khả năng khơi lại một hình ảnh ở tận cùng cái Vô Thức (A Lại Gia Thức) của họ.
Hình ảnh này sẽ xuất hiện nếu họ tinh tấn thực hành theo kiểu: "Y pháp phụng hành". Hình ảnh gợi nhớ cho họ rằng trong những kiếp luân hồi vô tận, có một lần, họ ghi nhận được một linh ảnh của một vị Bồ Tát nào đó và ngay lúc đó họ phát nguyện đi tu. Khi thiền sinh quán tưởng được tới giai đoạn này rồi thì Ngài lại đổi đề mục cho hạp với tính tình của thiền sinh và trong kiếp này, nếu tinh tấn: Thiền sinh tu hành thành công.
Lời bàn:
Khi cho thiền sinh đề mục thứ nhất để thực tập việc nhập chánh định thì ngoài việc nâng cao tình trạng tâm linh của đối tượng lên, việc nhập chánh định trên đề mục này, còn tác dụng là dùng sự tinh tấn để xoá sạch cái suy nghĩ cuối cùng của kiếp trước và trả về tình trạng lần đầu tiên mà đối tượng trong cơn bức xúc, đối tượng đã phát nguyện tu hành trong một kiếp xa xôi nào đó. Sau khi thiền sinh đã đạt xong giai đoạn thứ nhất này qua một linh ảnh diễn tả đúng cái cảnh xa xưa đó: Thì Ngài lập tức đưa bước thứ hai để cho thiền sinh tu tập. Do vậy mà Ngài tuyên bố: Hư hay tốt cũng tại mình, không có chuyện tiền định! Và vì mình có thể thay đổi được nó mà Ngài lại tuyên bố kế tiếp là: Tất cả chỉ là những cơn mộng và mộng thì không có thật.
Cũng vì tất cả những câu chuyện đều đưa về một mục đích duy nhất là Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến nên Ngài lại nói: Nước biển, tuy nhiều, nhưng chỉ có một vị...Pháp của tôi...(quý Bạn đã biết rồi)