Những chú ý từ Hành trình về Phương Đông

Khoa học được xây dựng trên căn bản các giác quan vốn rất giới hạn, nên ko thể cảm xúc được vũ trụ.
Khi sinh ra đời mỗi cá nhân đều mang sẵn 1 tài sản khác nhau, đó gọi là Nghệp Báo. Nó chứa trong Tàng Thức và là động lực chi phối đời ta.Động lực này được phân phối bởi các mãnh lực trong vũ trụ 1 cách vô cùng phức tạp, và biến thành 1 thứ được gọi là vũ trụ tuyến (cosmic rays). và tùy theo sự thay đổi của tinh tú mà phản chiếu xuống trần gian.
Các tinh tú chỉ là những khí cụ trung gian biểu lộ một cách trung thực các tác động quân bình của nghiệp quả gây nên trong quá khứ
Các vũ trụ tuyến được tinh tú phản chiếu xuống làm mạch máu di chuyển, tế bào thay đổi, dĩ nhiên ảnh hưởng đến cuộc đời con người . Mặc dù con người không thể thay đổi việc đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nhờ ý chí tự do, y có thể vượt khỏi tầm ảnh hưởng này và chiến thắng ảnh hưởng tinh tú.
Khi ta phát tâm làm một việc hợp với thiên ý thì một ảnh hưỏong tinh tú bỗng chói sáng và các từ điện mạnh mẽ đẩy ngược luồng vũ trụ tuyến sang hướng khác.
Nhờ nghiên cứu chiêm tinh học một cách đứng đắn, khoa học, con người sẽ hiểu biết mệnh trời, biết tin tưởng ở mình, và sống cuộc đời thoải mái, không bi quan, không lạc quan, an vui tự tại.

“ Vạn vật trong vũ trụ dù ở cõi vô hình hay hữu hình đều được sắp hạng và phân loại theo quy mô của số 7. Tất cả mọi hình thức sinh hoạt trong dãy hành tinh hiện tại đều thuộc một trong 7 cung. Mỗi cung có 7 phân bộ hay 49 nhóm . Toàn thể Thái dương hệ của chúng ta đều là sự biểu lộ của thượng đế, mỗi phần tử trong đó đều là một phần của ngài. Ngoài ra có 7 vị tinh quân (logo) mỗi vị kiểm soát một cung. Thật ra các vị này chỉ là những trung tâm thần lực, những con đường vận hà để thần lực thượng đế ban rãi ra. Con người có ba thể chính là thể xác, thể vía và thể trí tương ứng với ba cõi giới Hạ giới ,Trung giới, và Thượng giới. Thượng đế cũng thế, tất cả vật chất trong Hạ giới hợp thân thể xác của ngài . Tất cả vật chất cõi Trung giới hợp thành vía của ngài, và tất cả vật chất cõi Thượng giới hợp thành thể trí của ngài. Tóm lại, tât cả đều là thành phần của thượng đế từ hạt bụi đến các dãy thiên hà. Mọi nguyên tử vật chất cấu tạo nên chúng ta đều là một phần của thượng đế xuyên qua 7 cung – khi qua đây nó bị thay đổi ít nhiều, tuỳ ảnh hưởng các cung. Khoa chiêm tinh có thể phân biệt người nào chịu ảnh hưởng cung nào tuỳ số lượng nguyên tử cấu tạo xuất phát từ cung liên hệ.”

Trong 7 vị tinh quân có những biến đổi diễn ra từng thời kỳ giống như sự tuần hoàn của hơi thở trong bộ máy hô hấp, hay sự vận động của quả tim. Các sự biến đổi này diễn ra vô cùng phức tạp, dưới thiên hình vạn trạng. Vì lẽ thể vía con người được cấu tạo cùng một nguyên tử với thể vía các vị tinh quân, nên khi vị tinh quân thay đổi , tự nhiên mọi người trên thế gian cũng ít nhiều ảnh hưởng theo. Nói một cách khác, khi vị tinh quân cai quản một cung thay đổi thì những người đã đi qua cung đó, nguyên tử cấu tạo có chứa đựng nhiều tỷ lệ của cung đó sẽ thay đổi theo. Trong lịch trình tiến hoá, đã có những sự thay đổi trong đầu óc loài người, từng thời kỳ và do đó, văn minh nhân loại cũng đổi thay. Theo sự nghiên cứu của tôi thì mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 100 năm, nhưng cứ 25 năm cuối lại có các biến chuyển gây ảnh hưởng cho chu kỳ kế tiếp.

Chắc chắn trong 25 năm cuối của thế kỷ này, sẽ có nhiều thay đổi và có những cố gắng giúp cho sự tiến bộ của nhân loại, giai đoạn này rất quan trọng. Có hai loại người trên thế gian : một loại đã thấy ánh sáng rực rỡ nơi cuối chân trời và định hướng để tiến tới đó. Dĩ nhiên, họ sẽ phải chiến đấu cam go với các cám dỗ, các hoàn cảnh bất lợi xảy ra chung quanh. Nhưng ở họ, hy vọng luôn luôn sáng rỡ. Hạng thứ hai, không cảm xúc được các tư tưởng thanh cao, không tin tưởng những điều cao thượng. Họ là những người lạc lõng, đáng thương vì họ sẽ phải học các bài học hết sức đau khổ cho đến khi họ hiểu biết và quay đầu về phía ánh sáng. Điều này đã và đang xảy ra.

Đến khoảng 25 năm cuối, từ 1975 trở đi thì phong trào Duy tâm sẽ phát triển mạnh ẽm và được phổ biến sâu rộng để thúc đẩy sự tiến hoá tâm linh. Cuối thế kỷ 20, phong trào Duy vật sẽ sụp đổ, hiện tượng nghiên cứu các giáo lý bí truyền sẽ bắt đầu. Này các ông bạn, các bạn đều là những người tiên phong. Trước khi một sự phổ thông Bí giáo được thực hiện phải có những hạt giống gieo sẵn và nẩy mầm. Đó là lý do các bạn được thúc đẩy để nghiên cứu các hiện tượng huyền bí phương Đông. Tôi không thể tiết lộ thêm điều gì, nhưng qua lá số tử vi của Oliver, tôi quả quyết những điều tiên đoán đều sẽ thành sự thật. Chắc chắn trong 25 năm cuối của thế kỷ này, sẽ có nhiều thay đổi và có những cố gắng giúp cho sự tiến bộ của nhân loại, giai đoạn này rất quan trọng. Có hai loại người trên thế gian : một loại đã thấy ánh sáng rực rỡ nơi cuối chân trời và định hướng để tiến tới đó. Dĩ nhiên, họ sẽ phải chiến đấu cam go với các cám dỗ, các hoàn cảnh bất lợi xảy ra chung quanh. Nhưng ở họ, hy vọng luôn luôn sáng rỡ. Hạng thứ hai, không cảm xúc được các tư tưởng thanh cao, không tin tưởng những điều cao thượng. Họ là những người lạc lõng, đáng thương vì họ sẽ phải học các bài học hết sức đau khổ cho đến khi họ hiểu biết và quay đầu về phía ánh sáng. Điều này đã và đang xảy ra.

- Chuyện gì sẽ xảy ra cho những người không hiểu biết này ?

Babu bật cười :

- Các ông nghĩ rằng thượng đế sẽ trừng phạt họ ư ? Không đâu, họ sẽ phải tự học lấy những bài học trong lầm lỗi, trong đau khổ. Thí dụ như một người muốn đi từ quê lên tỉnh. Y có thể đi theo các đường lộ xây cất sẵn sàng, theo bản đồ chỉ dẫn. Nhưng có người cứ khăng khăng đi theo ý mình bất tuân theo luật lệ, đường dọn sẵn không đi, bản đồ có sẵn không thèm nhìn. Y sẽ đi vào rừng, dẫm lên gai góc, đau đớn, lạc lối lung tung. Sau đó, mới ý thức được sự ngu xuẩn của mình. Đời là một bài học vô cùng quý giá mà ai cũng phải học. Cõi đời đầy những vô thường, khi thế này, lúc thế khác chứ đâu êm xuôi bằng phẳng.


Chúng ta chỉ chịu dừng chân khi nào bị cuộc đời hắt hủi, giày vò. Ramakrishna cho rằng đó là việc dĩ nhiên, và giải thích bằng giấc mộng . Trong giấc mộng, nếu ta chỉ gặp những điều thích thú, chúng ta vẫn mơ mộng mãi và chỉ giật mình tỉnh giấc khi gặp những chuyện đau buồn. Một cuộc đời êm đẹp không tiện cho sự suy tư về các vấn đề quan trọng, nhưng nếu là mộng thì chắc chắn cũng phải có lúc tỉnh

Đó chỉ là môn khoa học gọi là Thái dương học. Ánh sáng mặt trời chứa đựng một năng lực rất mạnh, nếu biết chọn lựa và cô lập nó ta có thể tạo mọi vật theo ý muốn.

Tin hay không là tuỳ các ông. Người Âu lúc nào cũng đòi hỏi bằng chứng này nọ, nếu các ông muốn gọi nó là truyền thuyết cũng chẳng sao…. Khoa học nơi đâu cũng có nguồn gốc, khi tiến đến một trình độ cao xa thì thời gian hay không gian, đâu có nghĩa lý gì nữa. Khoa Thái dương học thật ra xuất xứ từ Tây Tạng ở một thời đại xa xôi, khi Ấn độ còn là một hòn đảo và rặng Hy Mã Lạp Sơn còn là một bờ biển…nhưng điều này đâu có ích gì cho việc nghiên cứu của các ông ?

SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC - lpn
Các ông nên biết, con người có nhiều thể bao quanh xác thân như thể phách, thể vía, thể trí…Các thể này được cấu tạo bằng những nguyên tử rất nhẹ, rất thanh gần như vô hình. Âm nhạc tự nó đã có các rung động cùng nhịp với sự rung động của các thể, nên ảnh hưởng rất nhiều đến con người. Âm thanh vừa qua căn bản trên “phần tư âm” , có tác động lên thể trí các ông. Các loại âm thanh dựa trên “phần ba âm” tác động lên thể vía, và “phân nửa âm” tác động lên thể xác. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì “phần tư âm” thanh hơn nên ảnh hưởng đến các thể nhẹ hơn. Con người chỉ biết tác động của âm nhạc ở cõi vật chất nhưng không hiểu ảnh hưởng của chúng ở các cõi trên. Âm nhạc lưu một dấu vết trên thân thể con người, và trực tiếp ảnh hưởng đến tính tình, hành động. Điều này có thể ví như khi ta ném một hòn đá xuống ao. Khi hòn đá chìm nhưng làn sóng vẫn gợn, và lan rộng ra. Một cái lá nổi trên mặt nước chắc chắn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Hậu quả của âm nhạc còn mạnh hơn như vậy. Do đó, việc chọn nhạc để nghe rất quan trọng. Kinh Veda đã nói, “vũ trụ tạo lập do sự phối hợp các âm thanh”. Thánh kinh cũng ghi nhận, “huyền âm xuất hiện trước nhất, và huyền âm ở với thượng đế, huyền âm là thượng đế.”

Nhờ âm thanh mà các sinh vật thông cảm với nhau. Quyền năng này rất đơn giản ở loại thú cầm và dân dần trở nên phức tạp ở loài người. Từ ngôn ngữ đến tiếng hát thô sơ chỉ có vài bước và bước này tạo nên âm nhạc. Âm nhạc là một công thức tế nhị, kín đáo để truyền thông nhưng có một tác dụng cực mạnh, có thể làm thay đổi quốc gia, xã hội, truyền thống. Nó còn mạnh mẽ hơn các giáo điều, triết lý vì nó ảnh hưởng đến các thể vô hình.

Nhờ âm thanh mà các sinh vật thông cảm với nhau. Quyền năng này rất đơn giản ở loại thú cầm và dân dần trở nên phức tạp ở loài người. Từ ngôn ngữ đến tiếng hát thô sơ chỉ có vài bước và bước này tạo nên âm nhạc. Âm nhạc là một công thức tế nhị, kín đáo để truyền thông nhưng có một tác dụng cực mạnh, có thể làm thay đổi quốc gia, xã hội, truyền thống. Nó còn mạnh mẽ hơn các giáo điều, triết lý vì nó ảnh hưởng đến các thể vô hình. Con người chỉ hiểu rằng khi nghe nhạc buồn lâu ngày, ta sẽ trở nên u sầu. Khi nghe nhạc vui lòng ta thấy phấn khởi. Thật sự lòng ta chỉ phản ảnh một cách vô thức những đổi thay trong các thể. Từ ngàn xưa , âm nhạc đã giữ một địa vị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn từ vua chúa đến thứ dân. Các ông không thấy thời đại nào, âm nhạc càng thay đổi, biến chuyển nhiều thì thuần phong, mỹ tục càng suy giảm, và xã hội càng đảo lộn hay sao ? Trái lại khi âm nhạc bị hạn chế thì xã hội đâm ra bảo thủ. Các ông cho rằng âm nhạc là sản phẩm văn hoá, tiêu biểu cho từng thời kỳ. Điều này không đúng lắm vì lịch sử cho thấy mỗi khi âm nhạc thay đổi là chính trị, văn hoá thay đổi theo sau. Âm nhạc có tính cách xây dựng cũng như huỷ hoại, chỉ có các âm thanh tinh vi do sự sáng tạo chân thành của lòng vô ngã mới đưa ta trở về quê hương của linh hồn. Muốn sáng tạo các loại nhạc này con người cần phải để cho Chân Ngã sáng chói, cần trau dồi cho tâm hồn tĩnh lặng để hoà đồng với vũ trụ. Vì âm thanh của vũ trụ lúc nào cũng vang lừng cho những người thức tỉnh, người biết thưởng thúuc, biết yêu cái đẹp, biết nghe những huyền âm cao cả trong yên tĩnh vô biên. Hãy yên lặng, các ông sẽ học hỏi nhiều điều mới lạ. Hãy cố gắng nhìn mọi vật như một thực tại, các ông sẽ sáng tạo và khi sống trong tâm thức sáng tạo, các ông đều là những nghệ sĩ, những người biết yêu cái đẹp, biết rung động với Chân, Thiện, Mỹ.


 Có lẽ các bạn không tin tưởng lắm, điều này không quan trọng. Tin hay không là quyền của các bạn. Tôi chỉ muốn chia sẽ với các bạn kinh nghiệm tâm linh này thôi. Nhờ khai mở Thần nhãn, tôi biết chung quanh chúng ta có một thế giới vô hình, rộng lớn và có những sinh vật khác sinh sống. Sở dĩ tôi gọi là vô hình vì mắt thường không thể nhìn thấy được, nhưng một ngày nào đó, khoa học sẽ chứng minh được thế giới này. Các sinh vật vô hình thường được chúng ta gọi bằng danh từ như Ma, Quỷ, Tinh linh (entities), v…v… Vì không có một kiến thức rõ rệt về các sinh vật này, chúng ta đã gán ghép cho chúng nhiều điều không đúng. Thật ra, các sinh vật này cũng có thứ xấu, thứ tốt, cũng như loài người vậy. Một trong các sinh vật này hợp tác chặt chẽ với đức Mẹ trong các công việc của ngài. Danh từ đứng đắn nhất có lẽ là Thiên thần (Deva). Có nhiều loại Thiên thần, mỗi loại phụ trách một công việc riêng. Vì lý do nghề nghiệp, tôi thường tiếp xúc với các Thiên thần chăm lo sức khoẻ. Tôi xin thuật lại thế giới này cho các bạn… Các thiên thần lo về sức khoẻ thường liên lạc chặt chẽ với những người có trách nhiệm trong việc chăm sóc, chữa bệnh. Điển hình là các bác sĩ, ý tá. Một y sĩ có lương tâm chức nghiệp, làm việc để giúp đỡ người khác, luôn luôn được một vị thiên thần hộ mạng. Vị này thường theo dõi, bao trùm chung quanh y sĩ bằng một hào quang sáng rõ và tác động vào trực giác ông này khi điều trị bệnh nhân. Vị thiên thần trấn tĩnh y sĩ và không ngớt phóng ra các hào quang mịn màng như tơ để chuyển sinh khí đến người bệnh. Công việc của vị thiên thần hình như dung hoà, pha trộn các sinh lực vô hình trong cõi siêu nhiên và sử dụng tư tưởng biến nó thành các sợi tơ ánh sáng tuôn trào vào bệnh nhân. Một bác sĩ tận tâm sẽ có các rung động cộng hưởng với ảnh hưởng này một cách vô hình, tự nhiên thu hút các từ điện tinh vi này vào mình, để nó toát ra ở mười đầu ngón tay, và có thể hàn gắn vết thương một cách dễ dàng, mầu nhiệm. Người ta không thể giải thích tại sao một bác sĩ này lại giỏi hơn một bác sĩ kia, mặc dù họ cùng hấp thụ một nền giáo dục như nhau ? Và một bác sĩ giỏi, ta gọi là bác sĩ “mát tay”, nhưng thật ra đó là do tư tưởng vị y sĩ thanh cao, rung động với các luồng thần lực vũ trụ và trở thành một trung tâm vận hà các sinh lực này đến bệnh nhân. Mặc dù y học tự hào đã chữa được nhiều thứ bệnh, nhưng thực ra trên địa hạt siêu hình còn nhiều vấn đề mà y học phải bó tay. Một bác sĩ có thể ví như một công cụ của thượng đế cứu giúp chúng sinh; nhưng nếu viên y sĩ không ý thức điều này mà làm các hành động bất nhân thì y sẽ chịu các hậu quả rất nặng. Lẽ dĩ nhiên, ân phước dồi dào không thể đến với ông, và vì thế các ảnh hưởng bất hảo sẽ kéo đến ảnh hưởng đến đời sống, chức nghiệp, khả năng của vị này. Nhờ có Thần nhãn, tôi thấy các bác sĩ chuyên phá thai chẳng hạn, lúc nào quanh ông ta cũng có các oan hồn bu kín. Một bác sĩ bất cẩn cũng thế, ông đã lạm dụng quyền năng thượng đế ban cho, làm thương tổn đến bệnh nhân thì chắc chắn sẽ gặp những điều vô cùng bất hạnh. Từ ngàn xưa, người ta đã biết điều này, nên mới đặt ra lời thề của Hippocrates, đến nay không mấy ai để ý đến chi tiết này. Họ hành nghề như tất cả những nghề nghiệp thông thường khác, không ý thức chức vụ thiêng liêng của mình. Là một bác sĩ chuyên về giải phẩu, tôi có thể lấy kinh nghiệm của mình ra nói : trong cuộc giải phẩu, mạng sống của bệnh nhân hoàn toàn nằm trong tay viên y sĩ, và các thiên thần hộ mạng. Một sơ ý, bất cẩn cũng có thể gây những hậu quả đáng tiếc. Do đó, việc hành nghề y sĩ là một bổn phận, chức vụ thiêng liêng, đòi hỏi một lương tâm, một lòng bác ái và hy sinh lớn lao chứ không thể coi như một nghề nghiệp kiếm sống thông thường.
Vì nghề nghiệp, tôi thường quan sát các hoạt động của thiên thần trong bệnh viện, thí dụ như phòng hộ sinh, nơi các sản phụ chờ giây phút lâm bồn. Nơi đây có một không khí bình an, mát mẻ do các thiên thần tạo ra để chào đón linh hồn nhập thế. Đối với cõi vô hình, giờ phút này có tính cách vô cùng trang nghiêm, như một cuộc lễ. Vị thiên thần bao trùm y sĩ, y tá trong hào quang và không ngớt di chuyển sinh khí đến người mẹ để giúp bà trong lúc đau đớn. Mọi nghi thức diễn ra thật chính xác, rõ ràng cho đến khi đứa bé lọt lòng. Khi linh hồn tái sinh, nó có cảm giác bỡ ngỡ như người mê mới tỉnh, linh hồn thấy ngộp thở, tối tăm, nặng nề. Nó cần được trấn an nên khi tiếng khóc chào đời vừa phát ra thì trong cõi vô hình, một ảnh hưởng thanh thoát cũng rung động vào tâm thức đứa bé khiến nó bình tĩnh hơn. Vị thiên thần trông coi buổi lễ có một khuôn mặt uy nghi, tâm thức vị này luôn luôn liên kết chặt chẽ với trái tim đức Mẹ. Một niềm ưu ái đối với sản phụ toả ra từ khuôn mặt của vị thiên thần, và chuyển cho sản phụ dưới hình thức một ân huệ để tán dương chức vụ sinh sản cao cả của bà. Lúc đó, tâm thức sản phụ được nâng lên cao hào với ân phước đức Mẹ …

Bác sĩ Bandyo ngưng nói một lúc, rồi thong thả tiếp :

- Các ông đều thuộc phái nam, nên không thể hiểu tâm trạng người mẹ lúc sinh con. Dù hoàn cảnh có khó khăn, đau đớn thế nào, khi vừa nghe con khóc, tất cả người mẹ nào cũng thấy sung sướng vô biên vì khi đó tâm thức họ đang hoà hợp với ân phước đức Mẹ. Trong tim họ đang phản chiếu sự hiện diện linh động của ngài, chói ngời lòng bác ái, thương yêu vô tả. Vào giờ phút đó, chính vị thiên thần trông coi buổi lễ cũng nhận được một luồng hào quang. Trong ánh sáng đó, người ta thấy một cái gì vinh quang, tươi đẹp, một nguồn an lạc tuyệt vời, tuôn trào đến sản phụ và hài nhi. Khi đó vị thiên thần hộ mạng bắt đầu làm công việc giúp đỡ đứa bé, giúp nó điều hoà sự sống đang bị xáo trộn. Ngài phát ra các từ điện bao quanh đứa nhỏ, giống như các bọt xà phòng để bảo vệ nó chống lại sự ồn ào bên ngoài. Nhờ đó, đứa bé sẽ thiếp đi trong giây lát, lúc đó vị thiên thần chú tâm điều hoà tâm thức đứa nhỏ để nó thích hợp với hoàn cảnh mới.
Đối với một đứa bé vừa ra đời, khoa học chỉ lo cho chúng ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ mà thôi, chứ không hiểu chúng cần một yếu tố vô cùng quan trọng đó là tình thương. Khi thể xác được chăm sóc thế nào thì các thể khác cũng phải được chăm lo y như vậy; và món ăn cần thiết của các thể này là tình thương. Thiếu tình thương, đứa trẻ khó lòng sống sót vì nhu cầu tình cảm đôi lúc còn quan trọng hơn các nhu cầu khác. Tình thương là một yếu tố dinh dưỡng cần thiết để trẻ em nẩy nở tâm lý, tinh thần và chính vì cha mẹ không lo đủ nhu cầu này, mà các đứa trẻ chậm lớn, thiếu phát triển. Các bệnh tâm lý, thần kinh đều trực tiếp phát nguồn từ đây. Lý do này cũng giản dị thôi, đứa bé hình dung vũ trụ theo lối cư xử của cha mẹ đối với nó. Tuỳ theo nó được yêu hay ghét mà cuộc đời hiện ra đáng ghét hay đáng yêu. Từ lúc sơ sinh, nó nhận được tiềm lực yêu thương từ đức Mẹ, và nếu được yêu thương, năng lực này sẽ phát động mạnh mẽ và nó sẽ trở thành một trung tâm ban rãi tình thương. Trái lại, nếu nó bị hất hủi, nó sẽ trở nên hung hãn vì mầm yêu thương đã bị dập tắt rồi. Bổn phận làm cha mẹ là một điều vô cùng thiêng liêng, một trách nhiệm vô cùng quan trọng hơn là việc chỉ lo cho nó đủ ăn, đủ mặc. Tình thương là một năng lực sáng tạo khiến người thương và kẻ được thương trở nên phong phú. Trên thế gian này, tình thương là một thứ mà ai cũng có thể cho mà không sợ phung phí. Một tình thương chân thật có giá trị giao hoà, không gì có thể thay thế được. Nó không bao giờ gây hư hại, mà chỉ tạo ảnh hưởng tốt lành. Tình thương là một sinh lực có thể chữa trị tất cả mọi bệnh tật và đây là điều khoa học cần chú trọng đến.
Giáo sư Mortimer lên tiếng :

- Hãy trở lại vấn đề các thiên thần, họ còn ảnh hưởng gì đến đời sống con người nữa không ?

- Các thiên thần ít khi nào can thiệp vào đời sống con người. Thật ra, họ vô cùng bận rộn với các sinh hoạt riêng biệt. Thế giới của họ cấu tạo bằng các nguyên tử thanh, nhẹ, có sức rung động rất nhanh, nên họ không thích dính dáng vào thế giới hữu hình, vốn có những rung động thô kệch. Điều này có thể ví như các ông đang sống ở một nơi mát mẻ, sạch sẽ, không lý nào lại chui vào chỗ hôi hám, nóng bức làm gì.

CHẾT:

 Ông có thể sử dụng khả năng thần nhãn vào các việc khác như thế giới bên kia cửa tử được không ?

Bác sĩ Bandyo mỉm cười :

- Bạn mến, trước hết tôi xin xác định rằng chết không phải là hết, mà chỉ là một giai đoạn di chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Con người chỉ rời bỏ thể xác này thôi. Sự chết không có gì đáng sợ như người ta vẫn nghĩ.

- Như thế người chết có thấy chúng ta không ?

- Họ nhìn thấy chúng ta qua thể vía mà thôi. Do đó, họ biết được tình cảm hoặc ý nghĩ, cảm xúc của ta mặc dù họ không còn nghe được lời nói, âm thanh cõi trần nữa.

- Như vậy họ vẫn ở gần người sống ?

- Lúc mới từ trần, còn quyến luyến, họ vẫn ở nguyên chốn cũ, gần nhà cửa, gia đình, những người thân. Theo thời gian, họ ý thức được cõi giới mới rồi siêu thoát, nghĩa là hoà nhập với cõi giới mới, không quanh quẩn ở cõi trần nữa. Sự quyến luyến rất có hại cho người chết, nhất là những người chết bất đắc kỳ tử. Họ còn nhiều dục vọng, ham muốn, nên cứ quanh quẩn ở cõi trần, không chịu đi đâu hết.
Số phận trẻ em khi chết ra sao ?

- Chúng ít ham muốn, dục vọng, nên thảnh thơi, tự tại hơn. Lúc đầu chúng vẫn quanh quẩn, nô đùa quanh cha mẹ, và không ý thức sự chết của mình. Chúng tái sinh rất mau lẹ và thường hay trở lại gia đình cũ vì các nhân duyên từ trước. Thí dụ như một bà mẹ xẩy thai do sự bất cẩn của bác sĩ chẳng hạn. Đứa bé vẫn tiếp tục quanh quẩn bên mẹ chúng và sẽ đầu thai trở lại khi có dịp. Trong trường hợp phá thai lại khác, đứa bé không hiểu tại sao mẹ nó lại ghét chúng và làm hại nó như thế ? Nó quanh quẩn gần đó một cách đáng thương và tìm cách hỏi mẹ chúng nhưng dĩ nhiên không tìm được câu trả lời.
Người Á châu thường tin rằng các vong linh thân nhân có thể giúp đỡ người sống và có các quyền năng đặc biệt, vì vậy, có tục lệ thờ cúng tổ tiên. Theo ông thì điều này ra sao ?

Bác sĩ Bandyo cười lớn :

- Theo sự hiểu biết của tôi, con người khi sống ra sao thì chết cũng thế thôi. Không có gì thay đổi hết! Họ không thông minh hơn, hiểu biết hơn. Hơn nữa, âm dương cách trở, họ khó có thể giúp gì cho người cõi trần. Dĩ nhiên, họ rất muốn tiếp xúc với thân nhân còn sống, nhưng người sống đâu ý thức gì đến sự hiện diện của họ. Đó cũng là lý do người chết rất đau khổ. Hơn nữa, người chết đọc được tư tưởng người sống qua thể vía và đôi lúc biết rõ sự thật còn làm họ đau khổ hơn nữa. Thử tưởng tượng cha mẹ đọc được tư tưởng đứa con mừng rỡ khi cha mẹ chết vì được hưởng gia tài. Người chồng mừng rỡ vì vợ chết rồi, từ nay tha hồ tự do, muốn làm gì thì làm. Người chồng thấy vợ mừng chồng chết vì đã trút được gánh nặng. Các ông nên biết, người đau khổ nhiều, phần lớn là người chết, chứ không phải người sống. Do đó, họ cần được an ủi, chỉ dẫn.

Nhưng làm sao an ủi họ được ? Ông vừa nói âm dương cách trở kia mà ?

Bác sĩ Bandyo mỉm cười :

- Có nhiều cách giúp đỡ người chết, một cách tiêu cực và một cách tích cực. Đối với thân nhân người chết, họ có thể làm một cách tích cực như giúp cho người chết thấy thoải mái, nhẹ nhàng để họ mau siêu thoát. Việc thứ nhất nên tránh than khóc, kêu gào, để người chết khỏi xúc động, thương tiếc, và quyến luyến, khó rời cõi trần được. Việc thứ hai là tránh cỗ bàn, mổ gà, làm thịt vì như thế chỉ kêu gọi các vong linh bất hảo, các cô hồn đói khát kéo đến đầy nhà gây ảnh hưởng xấu đến người chết. Nên cầu nguyện trong suốt 49 ngày liền, vì đây là lúc người chết đang ở trong trạng thái quan trọng, sự cầu nguyện khiến đầu óc họ trở nên sáng suốt, hiểu biết dễ siêu thoát. Nên thiêu xác thay vì chôn cất, để người chết không thấy đau khổ khi nhìn thể xác mình hư thúi, bị dòi bọ đục khoét. Khi không còn lưu luyến thể xác, họ sẽ dễ siêu thoát hơn. Tại Ấn độ, tất cả người chết đều được hoả táng, đó là phong tục rất tốt, vì khôgn còn các vong hồn quanh quẩn các nghĩa địa nữa. Việc tích cực giúp đỡ thường do các tu sĩ đảm trách. Họ xuất vía sang cõi chết để an ủi, hướng dẫn vong linh. Tu sĩ đảm nhiệm việc này phải phát nguyện phụng sự hoàn toàn, phải trải qua một thời gian huấn luyện để giữ tâm trí luôn sáng suốt, vì cõi chết có nhiều cảnh ghê rợn với các sinh vật lạ lùng, một người thiếu kiến thức, hiểu biết, có thể kinh hoàng ghê sợ. Chỉ khi nào có thể tự chủ hoàn toàn, không bị ảnh hưởng bên ngoài làm giao động, tâm hồn luôn yên tĩnh không lo âu, sợ sệt và có một tình thương hoàn toàn rộng rãi đến tất cả, không còn phân biệt, thì sự giúp đỡ mới kín đáo, vô tư và có hiệu quả. Các ông nên nhớ, qua cõi này, sinh vật có thể đọc được tư tưởng lẫn nhau nên một lời nói không chân thật, tinh khiết có thể mang đến hậu quả không thể lường được.

Kinh Veda đã dạy, “ta không phải là xác thân vật chất này mà là một linh hồn cao quý, trường tồn, một điểm linh quang của thượng đế.” Nói khác đi, con người là một linh hồn bất diệt còn thể xác chỉ là một dụng cụ thô sơ, tạm thời. Người hiểu đạo là người ân cần lo lắng cho linh hồn hơn là cái xác thân tạm bợ.

 Bất cứ một sự cởi bỏ nào cũng làm nhẹ gánh, vật chất là một nô bộc tốt nhưng là một chủ nhân rất xấu.
Nhiều người tu vô tình quá chú trọng đến tiền bạc mà quên rằng đồng tiền có hai mặt. Nhiều người cho rằng sử dụng vật chất là để phát huy tôn giáo, giúp đỡ các tín đồ có nơi tu học. Dĩ nhiên ,mục đích rất tốt đẹp, nhưng nếu quá chú trọng vào hình thức sẽ đưa đến sự xao lãng vấn đề tinh thần. Một tu sĩ cần phải ý thức rằng mình vẫn là kẻ đang đi trên đường, đang cố gắng tìm kiếm chân lý hầu được giải thoát, chứ chưa đi trọn con đường, thì đừng đòi làm những việc to lớn. Họ chỉ nên làm việc một cách nhiệt thành nhưng không nên làm nô lệ cho những công việc này. Một trở ngại lớn trên đường đạo là sự thiếu nhiệt thành, đa số chúng ta đều quen buông lung, do dự, không đủ cương quyết nên sẽ phải trải qua những kinh nghiệm chua cay, khổ sở để học hỏi các bài học quý giá này. Tất cả chúng ta vẫn đồng ý rằng cuộc đời là ảo mộng, phù du, vô thường, gỉa tạo chỉ có con đường tu hành mới là giải thoát thế nhưng tại sao chúng ta vẫn chạy theo vật chất, chả chịu tu tâm dưỡng tánh ?

VIII
SIÊU NHÂN LOẠI
đá ->thảo mộc -> thú -> người ->siêu nhân loại
Theo sự hiểu biết của tôi về luật tiến hoá, thì với con người, thể xác họ đã phát triển khá hoàn hảo, nhưng đa số vẫn chưa chủ trị được xác thân. Một người tiến cao là người đã chủ trị được xác thân, đặt nó dưới sự kiểm soát của lý trí và linh hồn. Một người kém tiến hoá là người còn nhiều thú tánh, chỉ lo nghĩ đến các đòi hỏi của thể xác như ăn uống, ngủ nghê, dục tính. Chính vì thế, họ sẽ gặp nhiều đau khổ để học lấy sự chủ trị xác thân. Thế gian là một trường học mà trong đó, có yếu tố đau khổ. Sau khi chủ trị được xác thân , là việc kiềm chế thể vía. Thể vía hay tư tưỏng là điều rất khó kiểm soát, chinh phục. Ta thấy nhiều người tuy đã kiểm soát hành động của xác thân, nhưng vẫn còn để tư tưởng chạy lung tung như ngựa bất kham, không theo một đường hướng nào nhất định. Sự định trí, bắt tư tưỏng phải theo một đường lối suy nghĩ sẽ đưa ta đến sự kiểm soát thể vía. Sau đó là sự kiểm soát thể trí, nghĩa là sử dụng trí tuệ để suy nghĩ, phân biệt, phá tan các tà kiến, các màng che phủ của vô minh.
4 nhân duyên đưa ta đến cửa đạo:
 1.Nhân duyên thứ nhất là gần gủi, tiếp xúc, thân cận với những bậc thiện tri thức, những người đang đi trên đường đạo. Thí dụ như trong một tiền kiếp ta có dịp tiếp xúc với một vị đạo sư, giám mục, một người bề trên có kinh nghiệm tâm linh sâu xa. Chúng ta hết sức khâm phục và thiết tha mong rằng ta sẽ có các kinh nghiệm như vậy. Một hoài bão như thế chắc chắn sẽ giúp ta gặp đạo trong kiếp sau.
2. Nhân duyên thứ hai là nghiên cứu sách vở, nghe giảng giải về đạo lý. Càng ham nghiên cứu ta càng muốn tìm hiểu và đi sâu vào đạo nhiều hơn, và dĩ nhiên khi hiểu biết , ta sẽ thay đổi đời sống để cho nó có ý nghĩa hơn và đó là bước chân vào đường đạo.
3.Nhân duyên thứ ba là sự mở mang trí tuệ, vì một lý do nào đó, ta nhận thức những việc xảy ra rồi phân vân, đặt câu hỏi tại sao nó lại xảy ra như vậy? Từ sự hoài nghi ta suy gẫm, quan sát, học hỏi bằng sức mạnh của tư tưởng và có thể khám phá ra chìa khoá mầu nhiệm, các nguyên tắc đạo lý. Đây là con đường tu Thiền Định mà các ông đã nghe nói đến.
4.Nhân duyên thứ tư là sự trau dồi hạnh kiểm, tu thân, làm các việc thiện, mở rộng lòng bác ái, quên mình để giúp đỡ mọi người và dần dần ánh sáng tâm linh sẽ soi sáng hồn ta.

Đạo sĩ nói vọng lại :

- Này các ông, tại sao con người lại phải bò lết trên mặt đất? Nếu loài người có quyền năng hơn loài thú thì y phải bay cao hơn chim, lội nhanh hơn cá chứ ? Tại sao y không làm được như vậy? Phải chăng đó là quan niệm duy vật về bản chất của mình ? Tư tưởng y chỉ nghĩ rằng mình chỉ có thể đi được mà thôi. Tùy cảm nghĩ mà con người bị giới hạn hay không giới hạn, tự do hay nô lệ. Nếu biết rõ mình và phát triển khả năng của mình một cách đứng đắn, họ có thể làm hầu như mọi chuyện.

IX. CÕI VÔ HÌNH
HÔN THIÊNG SÔNG NÚI - DÂN TỘC TÍNH - ông Địa
Các ông nên biết dù ở cõi nào, tất cả cũng không ra ngoài các định luật khoa học. Thí dụ như vật chất có ba thể : thể lỏng, thể đặc và thể hơi, thì bên cõi này cũng có những thể tương tự. Luật thiên nhiên cho thấy vật nặng sẽ chìm xuống dưới và vật nhẹ nổi lên trên thì cõi vô hình cũng thế. Nguyên tử cõi âm rung động với một nhịp độ khác với cõi trần, các nguyên tử rung động thật nhanh dĩ nhiên phải nhẹ hơn các nguyên tử nặng trược. Tóm lại, tuỳ theo nhịp độ rung động mà tạo ra những cảnh giới khác nhau, có bảy loại rung động nên có bảy cõi giới. Các nguyên tử rung động chậm chạp phải chìm xuống dưới vì nếu ta mang nó lên cao, sức ép sẽ làm nó tan vỡ ngay. Thí dụ ta đặt một quả bóng xuống nước nếu đến một độ sâu nào đó sức ép của nước sẽ làm nó vỡ tan. Loài cá cũng thế, có loại sống gần mặt nước, có loại sống tận đáy đại dương. Nếu loại sống gần mặt biển bị mang xuống đáy nó sẽ bị sức ép mà chết, ngược lại nếu loài sống ở dưới đáycũng không thể lên sát mặt nước vì đã quen với sức ép khác nhau. Cảnh giới thứ bảy lúc nào cũng tối tăm, nặng nề với các vong linh hình dáng ghê rợn, nhưng hoàn toàn không có vụ quỷ sứ tra tấn tội nhân. Bị lưu đày ở đây đã là khổ sở lắm rồi, các ông hãy tưởng tượng bị dụcvọng hành hạ mà không thể thoả mãn thì còn khổ gấp trăm lần bị tra tấn. Vong linh thèm muốn nhưng không so thoả mãn được, như đói mà không thể ăn, khát không thể uống. Do đó, theo thời gian y sẽ học bài học chịu đựng, nhẫn nhục cho đến khi dục vọng giảm bớt và tan ra thì y sẽ thăng lên cảnh giới thứ sáu. Cõi giới thứ sáu, có sự rung động rất giống như cõi trần, tại đây các vong linh ít còn thèm muốn vật chất như ăn uống, dục tình, nhưng bận tâm với những nhỏ nhen của cuộc sống như thoả mãn bản ngã, ích kỷ, ghen tuông, hờn giận, v…v… Đa số có hình dáng giống như người cõi trần, nhưng lờ mờ không rõ. Vì sự rung động của nguyên tử gần giống như cõi trần nên họ hay trở về cõi này, họ thường nhập vào đồng cốt, các buổi cầu cơ, cầu hồn để chỉ dẫn bậy bạ, nói chuyên vu vơ nhằm thoả mãn tự ái, bản ngã cá nhân. Vì đa số vong linh khi còn sống rất ham mê danh vọng, chức tước, uy quyền nên khi họ nhập vào đồng cốt, họ thường tự xưng là các đấng này, đấng nọ. Theo thời gian, các rung động ham muốn, các cố chấp về bản ngã, danh vọng cũng tan biến nên họ thăng lên cảnh giới thứ năm.
Cõi thứ năm có sự rung động thanh nhẹ hơn cõi trần nên vong linh có thể biến đổi sắc tướng rất nhanh chóng. Đây là một thế giới với những âm thanh màu sắc lạ lùng dễ bị mê hoặc. Các vong linh ở đây đã bớt ham muốn về cá nhân, nhưng còn ham muốn về tư tưởng, kiến thức. Đây là nơi cư ngụ của những kẻ đạo đức giả, những kẻ bảo thủ nhiều thành kiến, những người trí thức tự phụ, v…v… Đây cũng là cõi có những sinh hoạt của loài Tinh linh. Loài Tinh linh là những sinh vật vô hình có hình dáng hao hao giống như người mà ta thường gọi là Thiên tinh (sylphs), Thổ địa (gnome), Phong tinh (elves), v…v…
Một số bị thu phục bởi các phù thuỷ, pháp sư để làm ảo thuật hay luyện phép. Cõi này còn có sự hiện diện của những “hình tư tưởng”. Các ông nên biết, khi một tư tưởng hay dục vọng phát sinh thì chúng sử dụng tinh chất cõi này tạo nên một hình tư tưởng thích hợp. Đời sống của chúng tuỳ theo sức mạnh của tư tưởng mạnh hay yếu. Vì đa số tư tưởng con người còn mơ hồ nên hình tư tưởng chỉ tạo ra ít lâu là tan rã ngay. Một người tập trung tư tưởng có thể tạo ra một hình tư tưởng sống lâu trong vài giờ hay vài ngày. Một pháp sư cao tay có thể tạo ra các hình tư tưởng sống đến cả năm hay cả thế kỷ, không những thế hình tư tưởng này còn chịu sự sai khiến của ông ta. Các phù thuỷ luyện thần thông đều dựa trên nguyên tắc cấu tạo một sinh vật vô hình để sai khiến. Hình tư tưởng không chỉ phát sinh từ một cá nhân mà còn từ một nhóm người hay một quốc gia, dân tộc. Khi một đoàn thể, dân tộc cùng một ý nghĩ, họ sẽ tạo ra một hình tư tưởng của đoàn thể, quốc gia đó. Hình tư tưởng này sẽ tạo một ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đối với tình cảm,phong tục, thành kiến của quốc gia, dân tộc. Ta có thể gọi đó là “Hồn thiêng sông núi” hay “dân tộc tính”. Khi sinh ra tại một quốc gia, ta ít nhiều chịu ảnh hưởng của hình tư tưởng này, dĩ nhiên chúng chỉ ảnh hưởng lên thể vía, nghĩa là tình cảm của dân tộc đó, chứ không ảnh hưởng đến lý trí. Một người sống nhiều bằng lý trí sẽ ít chịu ảnh hưởng như người bình thường. Điều này giải thích tại sao một dân tộc có tâm hồn mơ mộng như thi sĩ khi dân tộc khác lại có đầu óc thực tế mặc dù trên phương diện địa lý, họ không ở cách xa nhau mấy và ít nhiều chia sẻ một số quan niệm về tôn giáo, phong tục, tập quán. Cảnh giới cõi thứ tư sáng sủa hơn và dĩ nhiên nguyên tử cõi này rung động rất nhanh. Phần lớn những vong linh tiến hoá, thánh thiện, những nhà trí thức trầm mặc nhưng còn quyến luyến một ít dục vọng khi chết đều thức tỉnh ở cảnh giới này. Đa số đều ý thức ít nhiều, nên họ bắt đầu cởi bỏ những ham muốn, quyến luyến. Đây cũng là chỗ họ học hỏi và ảnh hưỏong lẫn nhau, và đôi khi kêt những liên hệ để cùng nhau tái sinh trong một gia đình hay quốc gia. 
3.Cõi giới thứ ba chói sáng, có những rung độgn nhẹ nhàng. Tại đâu có những linh hồn từ tâm nhưng vụng về, những tu sĩ thành tâm nhưng thiếu trí tuệ, những nhà lãnh đạo anh minh nhưng thành kiến. Đây cũng là một cảnh giới của một số thần linh (devas) như Cảm-dục thiên thần (Kamadeva), Hữu sắc thiên thần (Rupadeva), và Vô sắc thiên thần (Arupadeva). Các thần linh này có đời sống và tiến hoá cao hơn trình độ của nhân loại. 
2.1.Cõi giới thứ hai và thứ nhất cấu tạo bằng những nguyên tử hết sức thanh thoát, rung động rất nhanh và tràn đầy ánh sáng. Đây là cõi giới mà những người tiến hoá rất cao, rất tệ nhị không còn dục vọng, ham muốn, lưu lại để học hỏi, trao đổi kinh nhigệm, phát triển ccác đức tính riêng trước khi siêu thoát len cảnh giới cao hơn.

Khi chết ta bước qua cõi trung giới và cõi này gồm có bảy cảnh khác nhau. Mỗi cảnh được cấu tạo bằng những nguyên tử rất thanh mà ta gọi là “dĩ thái”. Tuỳ theo sự rung động khác nhau mà mỗi cảnh giới một khác. Tuỳ theo vía con người có sự rung động thanh cao hay chậm đặc, mà mỗi người thích hợp với một cảnh giới, đây là hiện tượng “đồng thanh tương ứng” mà thôi. Khi vừa chết, thể chất cấu tạo cái vía được sắp xếp lại, lớp thanh nhẹ nằm trong và lớp nặng trọc bọc phía ngoài, điều này cũng giống như một người mặc nhiều áo khác nhau vào mùa lạnh, áo lót mặc ở trong, áo choàng dầy khoác ngoài. Vì lớp vỏ bọc bên ngoài cấu tạo bằng nguyên tử rung động chậm và nặng nề, nó thích hợp với các cảnh giới tương ứng ở cõi âm, và con người sẽ đến với cảnh giới này. Sau khi ở đây một thời gian, lớp vỏ bao bọc bên ngoài dần dần tan rã giống như con người trút bỏ áo khoác bên ngoài ra, tuỳ theo các lớp nguyên tử bên trong mà họ thích ứng với một cảnh giới khác. Cứ như thế, theo thời gian, khi các áp lực vật chất tan rã hết thì con người tuần tự tiến lên những cảnh giới cao hơn. Điều này cũng giống như một quả bóng bay bị cột vào đó những bao cát; mỗi lần cởi bỏ được một bao thì quả bóng lại bay cao hơn một chút cho đến khi không còn bao cát nào, thì nó sẽ tự do bay bổng. Trong bảy cảnh giới của cõi âm, thì cảnh thứ bảy có rung động nặng nề, âm u nhất, nó là nơi chứa các vong linh bất hảo, những kẻ sát nhân, người mổ sẻ súc vật, những cặn bả xã hội, những kẻ tư tưởng xấu xa, còn đầy thú tánh. Vì ở cõi âm, không có thể xác, hình dáng thường biến đổi theo tư tưởng nên những kẻ thú tánh mạnh mẽ thường mang các hình dáng rất ghê rợn, nửa người, nửa thú. Những người thiếu kiến thức rõ rệt về cõi này cho rằng đó là những quỷ sứ. Điều này cũng không sai sự thật bao nhiêu vì đa số những vong linh này luôn oán hận, ham muốn, thù hằng và thường tìm cách trở về cõi trần. Tuỳ theo dục vọng riêng tư mà chúng tụ tập quanh các nơi thích ứng, dĩ nhiên người cõi trần không nhìn thấy chúng được. Những loài ma đói khát quanh quẩn bên các chốn trà đình tửu quán, các nơi mổ sẻ thú vật để tìm những rung động theo những khoái lạc vật chất tại đây. Khi một người ăn uống ngon lành họ có các rung động, khoái lạc và loài mà tìm cách hưởng thụ theo tư tưởng này. Đôi khi chúng cũng tìm cách ảnh hưởng, xúi dục con người nếu họ có tinh thần yếu đuối, non nớt. Những loài ma dục tình thì quanh quẩn nơi buôn hương bán phấn, rung động theo những khoái lạc của người chốn đó, và tìm cách ảnh hưởng họ. Nếu người sống sử dụng rượu, các chất kích thích thì ngay trong giây phút mà họ không còn tự chủ được nữa, các loài ma tìm cách nhập vào trong thoáng giây để hưởng một chút khoái lạc vật chất dư thừa. Vì không được thoả mãn nên theo thời gian các dục vọng cũng giảm dần, các nguyên tử nặng trọc cũng tan theo, vong linh sẽ có các rung động thích hợp với một cảnh giới cao hơn và y sẽ thăng lên cõi giới tương ứng. Dĩ nhiên, một người có đời sống trong sạch, tinh khiết sẽ không lưu ở cõi này, mà thức tỉnh ở một cõi giới tương ứng khác. Tuỳ theo lối sống, tư tưởng khi ta còn ở cõi trần mà khi chết ta sẽ đến những cảnh giới tương đồng, đây chính là định luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

Những người nào chế ngự được dục vọng thấp hèn, làm chủ được đòi hỏi thể xác, thì các dục vọng này không thể hành hạ khi ta chết. Luật thiên nhiên định rằng khi về già thể xác yếu dần, đau ốm, khiến cho ta bớt đi các ham muốn và nhờ thế, dục vọng cũng giảm bớt rất nhiều nên thể vía cũng thanh lọc bớt các chất nặng nề, ô trượt để khi chết, sẽ thức tỉnh ở cảnh giới cao thượng hơn. Trái lại những người còn trẻ, lòng ham muốn còn mạnh mẽ, nếu chết bất đắc kỳ tử thường đau khổ rất nhiều và phải lưu lại cõi Trung giới lâu hơn. Nếu hiểu biết như thế, ta cần phải duyệt xét lại đời sống của mình ở cõi trần để khỏi lưu lại những cảnh giới thấp thỏi, nặng nề bên cõi âm. Những người lớn tuổi cần chuẩn bị để dứt bỏ các quyến luyến, ràng buộc, các lo lắng ưu phiền, các tranh chấp, giận hờn, phải biết xả ly, dứt bỏ mọi phiền não để mau chóng siêu thoát. Một sự chuẩn bị ở cõi trần sẽ rút ngắn thời gian bên cõi âm và chóng thúc đẩy thời gian lên cõi giới cao hơn.


Phương pháp khoa học chính xác nhất là phải tự mình qua hẳn thế giới đó nghiên cứu. Các ông nên biết thân thể chúng ta không phải môi trường duy nhất của linh hồn và giác quan của nó cũng không phải phương tiện duy nhất để nghiên cứu ngoại cảnh. Nếu ta chấp nhận rằng vũ trụ có nhiều cõi giới khác nhau và mỗi thể con người tương ứng với một cõi, thì ta thấy ngay rằng thể xác cấu tạo bằng nguyên tử cõi trần nên chỉ giới hạn trong cõi này được thôi. Các thể khác cũng có giác quan riêng của nó và khi giác quan thể vía được khai mở, ta có thể quan sát các cõi giới vô hình dễ dàng. Khi từ trần, thể xác tiêu hao, các giác quan không còn sử dụng được nữa thì linh hồn sẽ tập phát triển các giác quan thể vía ngay. Nếu biết cách khai mở các giác quan này khi còn sống, ta có thể nhìn thấy cõi âm một cách dễ dàng.

Như ông nói thì người chết vẫn thấy người sống ?

- Thật ra phải nói như thế này. Khi chết các giác quan thể xác đều không sử dụng được nữa, nhưng người chết vẫn theo dõi mọi sự dễ dàng vì các giác quan thể vía. Không những thế họ còn biết rất rõ tư tưởng, tình cảm liên hệ; mặc dù họ không còn nghe thấy như chúng ta. Nhờ đọc được tư tưởng, họ vẫn hiểu điều chúng ta muốn diễn tả.

Như thế có cách nào người sống tiếp xúc được với thân nhân quá cố không ?


- Điều này không có gì khó. Hãy nghĩ đến họ trong giấc ngủ. Thật ra nếu hiểu biết thì ta không nên quấy rầy, vì làm thế chỉ gây trở ngại cho sự siêu thoát. Sự chết là bước vào một đời sống mới, các sinh lực từ trước vẫn hướng ra ngoài, thì nay quay vào trong, linh hồn từ từ rút khỏi thể xác bằng một bí huyệt trên đỉnh đầu. Do đó, hai chân từ từ lạnh dần rồi đến tay và sau cùng là trái tim. Lúc này người chết thấy rất an tĩnh, nhẹ nhàng không còn bị ảnh hưởng vật chất. Khi linh hồn rút lên óc, nó sẽ khơi động các ký ức, cả cuộc đời sẽ diễn lại như cuốn phim. Hiện tượng này gọi là “hồi quang phản chiếu” (Memory projection). Đây là một giây phút hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cõi bên kia. Sợi dây từ điện liên hệ giữa thể xác và thể phách sẽ đứt hẳn. Đây là lúc người chết hoàn toàn hôn mê, vô ý thức để linh hồn rút khỏi thể phách và thể vía bắt đầu lo bảo vệ sự sống của nó bằng cách xếp lại từng lớp nguyên tử, lớp nặng bọc ngoài và lớp thanh nhẹ ở trong. Sự thu xếp này ấn định cõi giới nào vong linh sẽ đến

Ông cho rằng sự cầu nguyện có lợi ích đến thế sau ?


- Cầu siêu cho vong linh là một điều hết sức quan trọng và ích lợi , vì nó chứa đựng một sức mạnh tư tưởng vô cùng mãnh liệt. Oai lực lời kinh và âm hưởng của nó thật là vô cùng ở cõi âm nếu người ta tụng niệm chú tâm, sử dụng hết cả tinh thần. Tiếc thay, người đời chỉ coi tụng niệm như một hình thức. Họ chỉ biết đọc các câu kinh trên đầu môi, chót lưỡi chứ không biết tập trung tinh thần, nên mất đi phần nào hiệu nghiệm. Sự cầu nguyện có một sức mạnh kinh khủng, có thể dời núi lấp sông, đó là bí huyết khoa “Mật tông Tây Tạng”.

Các cổ thư đã vạch ra một đời sống ở cõi trần như sau : 

1.25 năm đầu để học hỏi, 
2. 25 năm sau để lo cho gia đình, đây là giai đoạn tiến sâu vào trần thế, 
3.25 năm sau nữa phải từ bỏ việc đời để lo cho tâm linh, đó là thời điểm quan trọng để đi ngược lên, hướng về tâm linh, và 
4.25 năm sau chót phải từ bỏ tất cả, chỉ tham thiền, quán tưởng ở nơi rừng sâu, núi thẳm.

Tuy cõi trần hư ảo, nhưng nó có những lợi ích của nó, vì con người chỉ có thể tìm hiểu, và phát triển xuyên qua các rung động thô thiển này thôi. Cõi trần có các bài học mà ta không tìm thấy ở đâu khác. Chính các bậc chân tiên, bồ tát trước khi đắc quả vị đều phải chuyển kiếp xuống trần, làm các công việc vĩ đại như một thử thách cuối cùng. Muốn khai mở quyền năng, con người phải tiếp nhận các bài học ở cõi trần, nhờ học hỏi những bài học này, họ mới trở nên nhạy cảm với các rung động ở cõi trên.

Sự mở mang trí tuệ giống như một máy thu thanh, và các rung động ví như các tầng sóng. Một người không hiểu biết, ví như máy thu thanh không bắt trúng đài, không thay đổi băng tầng. Họ sinh ra sao thì chết cũng vậy, chả học được điều gì, vì như máy không bắt trúng đài chỉ kêu rè rè. Một người hiểu biết là người biết thay đổi con người của mình để bắt trúng những tầng sóng. Dĩ nhiên có nhiều làn sóng, băng tầng khác nhau và con người sẽ bị tràn ngập bởi các làn sóng này cho đến khi họ điều hoà, phân biệt điều hay, lẻ dở, để chọn những bằng tầng thích hợp hơn. Khi đó, họ bắt trúng những đài phát thanh, nghe được điệu nhạc họ muốn. Huyền âm của thượng đế lúc nào cũng vang lừng trong vũ trụ cho những ai muốn nghe, biết chuyển tâm thức để nghe, biết thay đổi tâm hồn để bắt được làn sóng thanh cao, tế nhị đó.

Ông muốn nói rằng thân quyến có thể làm việc đó, dù họ chết đã lâu ?

- Dĩ nhiên, sự liên hệ giữa con người với nhau đâu phải tình cờ mà do nhiều duyên nghiệp từ trước. Nếu sợi dây thân ái vẫn còn, thì dù qua đời họ vẫn để ý lưu tâm đến những người họ yêu mến. Dù đã siêu thoát lên cảnh giới riêng, nhưng họ vẫn sẵn sàng trở lại khuyên bảo, giúp đỡ con cháu của họ.


Như vậy sau khi chết ta có thể gặp lại cha mẹ, ông bà, họ hàng thân thích hay sao ?

- Dĩ nhiên, như tôi vẫn nói con người khi sống ra sao thì chết vẫn vậy, đâu có đổi thay gì. Nếu tình cảm vẫn còn thì họ vẫn tìm đến gặp nhau. Thật ra nếu ta xem sự chết như đi du lịch qua một thế giới mới, quang đãng, sáng sủa hơn thì chúng ta sẽ không có cảm tưởng xa người quá cố. Sự thật là không có điều gì chia cách linh hồn cả, khi ta yêu mến ai bằng những rung động chân thành, ta yêu mến họ qua linh hồn của họ chứ đâu phải chỉ xác thân. Xác tuy hư hoại nhưng hồn họ vẫn ở quanh ta, tuy ta không thấy họ nhưng họ vẫn cảm nhận được tình thương của ta. Họ còn biết các đau buồn, cảm giác của ta, vì họ đọc được tư tưởng. Dĩ nhiên, nếu họ vẫn theo dõi thì khi ta chết đi, họ sẽ đón tiếp để trấn an ta. Đây là một vấn đề cần được lãnh hội cẩn thận, vì khi hiểu biết ta sẽ không còn sợ hãi, ta chấp nhận sự chết như một việc hiển nhiên. Bên kia cửa tử cũng như cõi trần, luật thiên nhiên luôn luôn biểu hiện và hết sức công bằng.


Nhưng đâu phải ai cũng làm được việc này, phải có các quang năng đặc biệt như ông, hay đợi lúc chết mới giúp đỡ được chứ…


Hamud lắc đầu :

- Không phải khi từ trần mới làm được việc này. Khi còn sống ta vẫn có thể làm được mà cũng không cần khai mở quang năng nào cả. Bất cứ ai biết suy nghĩ đều có thể làm được. Các ông nên hiểu rằng khi ngủ, thể vía của ta được tự do có thể hoạt động bên cõi âm. Nếu ta tập trung tư tưởng trước khi ngủ vào một sự giúp đỡ, an ủi nhắm mục đích hướng dẫn, cứu trợ tất cả mọi người không phân biệt thì điều này sẽ được thực hiện.

- Chỉ thế thôi ư ? Như vậy thì ai làm chẳng được ?

- Dĩ nhiên, điều này không nguy hiểm gì hết vì tư tưởng có một sức mạnh thần giao đặc biệt và có một mãnh lực phi thường ở cõi âm. Nếu ta tập làm những việc này khi còn sống, ta sẽ không bỡ ngỡ, ngạc nhiên khi qua cõi bên kia vì ta đã quen thuộc với nó rồi. Ta còn gặp những người nhờ tư tưởng của ta mà được giúp đỡ, dĩ nhiên là họ sẽ đón tiếp ta nồng hậu và từ đó sẽ tiếp tục làm những công việc này…


Các ông hiểu thế nào về sự cấu tạo của con người. Trong lúc tỉnh, thể vía là cây cầu cho tâm thức. Mọi sự va chạm, rung động, cảm xúc bên ngoài do hệ thần kinh giao cảm, được thể vía chuyển vào tâm thức, sau đó mới ghi nhận ở khối óc. Bằng chứng là ta suy nghĩ trước khi ta hành động có phải không ? Nguyên nhân giấc ngủ là sự mệt mỏi của thể xác. Nó cần phục hồi sức khoẻ nên nằm yên, nhưng thể vía lại khác. Nó vẫn hoạt động vì bằng chứng là đôi khi ngủ say nhưng ta vẫn ý thức mọi việc xảy ra chung quanh, có đúng thế không ? Thể vía luôn rung động để đáp ứng với hoàn cảnh chung quanh, vì tính chất này nó rất mẫn cảm với các rung động của bản năng, ham muốn, dục vọng. Các tính xấu như giận hờn, oán ghét chẳng qua là sự cô đọng của tư tưởng mà thôi. Sự cô đọng này tạo thành một lớp vỏ bao trùm lên thể vía, và ảnh hưởng của nó. Do đó, tính tình con người chỉ là một thói quen của tư tưởng. Như tôi đã trình bày, tư tưởng thanh cao cũng như hèn hạ đều bị thu hút vào thể vía và trực tiếp ảnh hưởng đến tình cảm con người. Bằng chứng là một người có tâm hồn thanh khiết không thể hợp với những nơi ồn ào náo nhiệt, ngược lại kẻ có tâm hồn náo động không thể chịu nơi vắng vẻ, êm đềm. Có người tự hỏi, tại sao họ không thể ngồi yên một chỗ, không thể tu tập các pháp môn thiền quán ? Ấy vì thể vía họ lao chao, giao động. Họ cần biết cách chủ trị tình cảm, thanh lọc thể vía. Các món đồ ăn nặng trọc như thịt cá, rượu, các chất kích thích cũng đem vào thể vía những phần nặng trọc. Người tu phải triệt để từ bỏ các món ăn này, vì nó rất có hại cho việc tham thiền, quán tưởng. Thể xác và thể vía liên lạc với nhau qua bảy trung tâm giao điểm sinh lực gọi là Luân xa. Tại đây, có một tấm màn cấu tạo bằng nguyên tử cõi trần để ngăn chận ảnh hưởng cõi âm. Vì thế, ký ức và sinh hoạt lúc ngủ không chuyển sang khối óc vật chất. Tuy nhiên, đôi khi ngủ dậy ta vẫn mường tượng có một cái gì mà không sao nhớ được. Đối với một người bình thường thì luân xa không thức động nên tấm màn này khép chặt nhưng rượu, thịt, các chất kích thích có thể phá hoại tấm màn này khiến nó bị rách và ảnh hưỏong cõi âm có thể chuyển qua cõi trần khiến y bị điên khùng hay rối loạn hệ thần kinh. Có khi cá nhân mất tự chủ, bị các loài ma quỷ nhập vào sai khiến.


Vậy ta phải luyện các thể bằng cách nào ?

- Tinh luyện thể trí bằng sự suy tư chân chính. Trí tưởng tượng con người là một công cụ sáng tạo hữu hiệu. Khi ta suy tư, tưởng tượng, ta vô tình xây dựng thể trí. Nếu ta chỉ suy tư những điều tốt lành, cao thượng thì ta đã luyện trí rồi. Sau thể trí là thể vía, thể này chỉ luyện bằng cách ham muốn chân chính. Hãy ham mê các điều cao thượng thì tự khắc thể vía sẽ phát triển.


Như vậy, ông theo phương pháp nào ? Hãy nói về kinh nghiệm của ông đã…


Hamud trầm ngâm rồi gật đầu :

- Được lắm, tôi được truyền thụ phương pháp này tại một tu viện ở Tây Tạng, nên chịu ảnh hưởng Phật giáo rất nhiều. Thứ nhất là luyện thể xác, phải biết cách kiểm soát, kiềm chế thể xác hoàn toàn, quy định mọi hoạt động như ăn, uống, ngủ cho thật đúng.
Thức ăn được phân làm ba loại : tỉnh, động và điều hoà. Người tập phải tránh đồ ăn “tỉnh” vì nó làm thể xác hôn mê, lười biếng, bất động.
1.Các thức ăn có đặc tính “tỉnh” là các món đang lên men, các thứ đồ khô, các loại rượu.
2.Các món ăn có đặc tính “động”, như thịt, cá, thường đem lại các kích thích hăng hái nhất thời, xác chết thú vật gồm nhiều nguyên tử nặng nề bởi các thú tính thấp hèn không thích hợp cho việc tu hàn, thanh lọc.
3.Chỉ có các món ăn “điều hoà” là thứ có khả năng tăng trưởng, chứa nhiều sụ sống như ngũ cốc, vì nó đâm mầm, nẩy lộc, các loại trái cây vốn tràn đầy nhựa sống, các loại rau cỏ vốn hấp thụ khí thái dương cần thiết cho một thể xác cường tráng, nhạy cảm.
4.Sau việc ăn uống, còn phải thở hít, hô hấp cho đúng cách. Khoa học chứng minh con người sống được là nhờ hơi thở nhưng thật ra đó nhờ sinh khí (prana). Chính các sinh khí này thấm nhuần khắp cơ thể, mang sự sống đến khắp tế bào. Prana xuất phát từ ánh sáng mặt trời, nó rung động và pha trộn trong không khí. Bằng cách hô hấp thật sâu, thong thả. Prana sẽ thấm vào thần kinh hệ và lưu thông khắp châu thân, mang sự sống khắp xác thể. Chính các Prana tích tụ trong hệ thần kinh tạo ra luồng “nhân điện”, một yếu tố quan trọng của sự sống.

THANH LỌC THỂ XÁC -> THỂ VÍA -> THỂ TRÍ

Tóm lại, dinh dưỡng đúng cách bằng các món ăn có đặc tính “điều hoà”, tập thở hít đúng cách là phương pháp tinh luyện thể xác vô cùng quan trọng. Như các ông thấy, phương pháp này không có gì trái với khoa học hiện tại. Cách thực hành có thể khác nhau tuỳ cá nhân, người gọi là thể dục, kẻ gọi là thiền định, điều này không quan trọng vì căn bản chính chỉ nhằm đem lại một thể xác lành mạnh, cường tráng. Người luyện thể xác cần sống nơi thoáng khí, nhiều ánh sáng mặt trời để đón nhận các sinh lực prana, nhằm bổ túc luồng nhân điện. Các món ăn như thịt cá mang lại các rung động thô bạo, khiến luồng nhân điện này chạy loạn lên khó kiểm soát, gây nên các bệnh tật hoặc phá hoại hệ thần kinh. Các món ăn “tỉnh” như rượu làm tê liệt bộ thần kinh khiến luồng nhân điện bị ngắt quãng không đều, ngăn trở các sinh khí prana lưu thông mang sinh lực nuôi thể xác, gây nên nhiều hậu quả không tốt.


Sau khi thanh lọc thể xác, ta bắt đầu luyện đến thể vía. Thể vía là trung tâm của tình cảm, một khi tình cảm trong sạch, vị tha, bác ái, đương nhiên các chất thanh nhẹ sẽ được hấp thụ vào và các chất nặng trọc, xấu xa sẽ bị đào thải ra ngoài, theo một nguyên lý giống như sự thấm lọc (osmose). Khi thể vía thanh cao, nó sẽ rung động với các tư tưởng cao thượng mang tâm thức lên một bình diện cao hơn. Khi sự rung động đến một chu kỳ nào đó, các giác quan thể vía bắt đầu khai mở tự nhiên, con người sẽ bắt đầu có quyền năng đặc biệt. Nói một cách khoa học hơn, các giác quan thể vía chỉ hoạt động ở một chu kỳ và chỉ khi nào thể vía rung động đúng chu kỳ này nó mới được đánh thức để hoạt động. Thể vía chỉ có thể rung động ở chu kỳ này vì nó được cấu tạo bằng những nguyên tử thật thanh, nhẹ, khi những nguyên tử nặng trọc bị khu trục hết. Điều này chỉ xảy ra khi con người chỉ có các tình cảm cao thượng, lòng bác ái tốt lành bao trùm mọi vật. Đó là bí quyết cách luyện thể vía.

Khi bảy giác quan của thể vía hoạt động, nó sẽ khai mở một số bí huyệt để luồng hoả hầu Kundalini thức giấc. Khi luồng hoả hầu này chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu, nó sẽ thúc đẩy, khai mở thể trí khiến nó khai triển để hợp nhất với chân thần. Khi thể trí khai triển, mở lớn ra nó sẽ khởi sự tiêu diệt cái phàm ngã ích kỷ của con người để hướng đến các điều thánh thiện. Đây là một giai đoạn vô cùng khó khăn, rất ít ai vượt qua nổi. Danh từ Phật giáo gọi là Phật tánh biểu lộ, danh từ Thiên chúa giáo gọi là quên mình để hoà nhập với đấng cứu thế, danh từ Ấn giáo gọi là sự hợp nhất với Chân Ngã. Nói một cách giản dị thì đây là lúc trí tuệ quy kết các tư tưởng và hoạt động về tình huynh đệ, bác ái nhu thuận, từ bi, trí tuệ, vị tha, hỷ xả để kết tinh thành chân ngã. Khi phàm ngã hoàn toàn bị huỷ diệt, các thể cũng hoàn toàn được thanh lọc thì không còn sự phân biệt giữa ta và tha nhân, giữa chủ thể và đối tượng mà tất cả đều là một. Thể trí không còn tính cách cá nhân mà đã thành “đại trí”, hay trí tuệ “bát nhã”. Tâm thức cũng không còn là tâm cá nhân mà thành tâm thức “bồ đề”, hoà hợp hoàn toàn với tâm thức vũ trụ. Cả tâm lẫn trí mở rộng đón nhận ánh sáng chân lý mà không còn phải học hỏi, lý luận gì nữa. Đây chính là giai đoạn giác ngộ của người tu. Họ trở nên một đấng siêu nhân, một vị Tổ, một vị Thánh…

Hamud nghiêm trang tuyên bố :

- Người nào sống một đời tinh khiết về tư tưởng và hành động, không bị ô nhiễm bởi ích kỷ thì sẽ được che chở. Với các rung động thanh cao, các ảnh hưởng xấu không thể xâm nhập, các vong linh bất hảo thấy người đó không có gì để chúng lợi dụng được. 

Trái lại, một người còn nhiều tham vọng, thiếu công phu trì giới thì chính sự rung động bất thiện phát xuất từ nội tâm người đó, sẽ hấp dẫn các vong linh, ma quái đến quanh. Trong họ còn đầy đủ các khí cụ như Tham, Sân, Si, ích kỷ, mê muội thì quá dễ dàng để các vong linh lợi dụng. Một tu sĩ bất cứ tôn giáo nào cũng đều phải giữ giới, tuân các điều răn vì các bậc giáo chủ sáng lập tôn giáo đã đi qua con đưòong đó, đã biết các hiểm nguy và đặt ra cấm điều để cho người theo sau biết đường mà tránh.


Trí tuệ phải đi đôi với Từ Bi. Có “Trí” mà thiếu “Tâm” chỉ là mớ kiến thức vô dụng, một cái xác không hồn. Có “Tâm” mà thiếu “Trí” cũng không được vì sẽ dễ sa ngã, đi lầm vào tà đạo.


VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI

Một lần nữa, sự hiện diện của một vị chân sư bí mật lại được nhắc đến khiến mọi người vô cùng cảm kích. Vị pháp sư Ai cập ngửa mặt nhìn lên trời như ôn lại dĩ vãng :

- Trong thời buổi vàng son, nền văn minh Ai cập đã đến lúc cực thịnh. Các đạo viện với những minh sư truyền dạy khoa học huyền môn, đưa dân trí đến một mức tiến bộ vượt xa thời buổi hiện nay. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều tu sĩ đã không giữ gìn giới luật khắt khe, hoặc không thấu hiểu các giáo điều cao siêu. Họ bèn tìm một lối đi ngắn hơn và dễ hơn, chú trọng về phương pháp kỹ thuật để đạt đến quyền năng. Thần thông trở nên mục đích chứ không phải phương tiện nữa. Để đạt mục đích, họ không ngần ngại hy sinh quyền lợi tôn giáo, quốc gia… Thiếu sáng suốt nên họ đi vào ma đạo, và chịu sự sai khiến của các động lực bất hảo. Các tăng lữ này lập thành phe nhóm, liên kết lẫn nhau, để tạo một ảnh hưởng cực mạnh, đến nỗi các vua Pharaoh hách dịch cũng phải kiêng dè. Họ lạm dụng danh từ tôn giáo, thần linh, truyền bá các tà thuật, phù phép, thần chú hắc ám để lôi cuốn tín đồ. Dĩ nhiên với các tà thuật, họ có thể làm mọi thứ mà một người bình thường vô phương chống lại. Chỉ một thời gian ngắn, dân chúng đều trở thành nạn nhân của một thứ tà giáo. Các vị pháp sư trở nên sứ giả của cõi âm, một thứ quỷ sống đội lốt người. Họ còn kêu gọi những âm binh hung ác nhất đến giúp họ đạt các mục đích ám muội. Trong đền thờ, khoa phù thuỷ thay thế sinh hoạt tâm linh và các tu sĩ chân chính bị loại trừ, đào thải nhanh chóng. Cũng vì thế, khoa huyền môn chân chính trở nên thất truyền vì không người tu học, nghiên cứu. Các tu sĩ chân chính phải trốn tránh, từ bỏ các giáo đường uy nghiêm. Nền văn minh đặt căn bản trên kiến thức huyền môn cũng tàn lụi, khi cánh cửa huyền môn chân chính khép chặt. Các ông nên biết, trong thời cổ, hầu hết các khoa học gia, y sĩ, các nhà toán học kiến trúc đều xuất thân từ giới tu sĩ hoặc học hỏi trong các tu viện; vì thời đó, không có trường học hay nền giáo dục như bây giờ. Khi bùa chú, phép thuật mê hoặc nhân tâm, thúc đẩy con người từ bỏ thượng đế để tôn thờ các loài ma quái thì các thứ như chiêm tinh, toán học, kiến trúc, không còn lý do để tồn tại. Thời gian trôi qua, nền văn minh Ai cập huy hoàng đã xuống dốc cực kỳ thảm hại. Chính các tu sĩ lầm lạc, ích kỷ đầy tham vọng là nguyên nhân gây nên hoàn cảnh trên. Họ lợi dụng danh nghĩa tôn giáo, một thứ tôn giáo ma quái để đưa Ai cập vào con đường thoái hoá. Thay vì lo giải thoát cho chính mình khỏi mê lầm, thì họ lại hướng dẫn quần chúng vào ma đạo. Thay vì tuân theo các giới luật thì họ lại phá giới, nguỵ biện bằng các danh từ hoa mỹ, tốt đẹp. Thay vì kiểm thảo nội tâm, họ lập phe nhóm bênh vực lẫn nhau để che dấu các hành vi tà muội. Khoa nghi thức hành lễ mất hết các tính cách thiêng liêng, mà chỉ còn hình thức bề ngoài, kêu gọi một năng lực ngoại giới đến trợ giúp quyền uy giáo sĩ. Sự hiến dâng biến thành hối lộ, tu sĩ lựa chọn các thứ mình thích nhất như món ăn, thiếu nữ xinh đẹp để tế thần. Sau đó đem chia chác cho nhau cùng hưởng thụ; thượng đế nhân từ bác ái bỗng biến thành một thần linh toàn lực, toàn uy, trọn quyển thưởng phạt mà giới giáo sĩ là trung gian. Để lung lạc nhân tâm, khoa bùa chú, thôi miên được sử dụng tối đa như một phương tiện cần thiết để thoả mãn tham vọng cá nhân. Để tránh các tinh tuý huyền môn không lọt vào tay giới bàng môn tà đạo, các tu sĩ chân chánh đã sử dụng khoa Ám Tự (chữ tượng hình cổ Ai cập). Đây là một văn tự huyền bí ẩn dấu nhiều ý nghĩa tâm linh mà chỉ các tu sĩ chân chính sau khi vượt qua thử thách mới được tiết lộ. Sự sử dụng ý nghĩa biểu tượng hoặc tỷ dụ được dùng tối đa, chính Moses về sau đã sử dụng ngôn ngữ này trong các cuốn sách của Do thái . Sự bành trướng của nhóm tà đạo quá mạnh, các tu sĩ chân chính phải rút vào rừng sâu núi thẳm và cuối cùng thì khoa huyền môn chân chính cũng thất truyền. Một số giáo sĩ, khoa học gia, các nhà toán học, kiến trúc, trốn sang Hy Lạp và truyền dạy các khoa này tại đây, mở đầu cho một nền văn minh mới. Trong khi đó, để lôi cuốn phe đảng, vấn đề truyền giáo được đặt ra và giới tăng lữ buộc các vua Pharaoh phải gây chiến tranh để truyền bá tôn giáo. Các cuộc “thánh chiến” này đã đem lại một giai cấp mới – Nô lệ .

 Nền văn minh cổ đặt căn bản trên sự bác ái hoàn hảo của từng cá nhân, làm gì có vấn đề nô lệ. Hiện tượng nô lệ chỉ bắt đầu khi văn hoá suy đồi, giới tu sĩ lộng hành và sau các cuộc chiến tranh. Lúc đầu họ là tù binh chiến tranh, về sau họ trở thành nô lệ. Sau đó các giáo sĩ đặt ra luật những ai không cùng tôn giáo đều bị coi là nô lệ. Dân Do thái vì khác tôn giáo nên trở thành nạn nhân đầu tiên. Tình trạng nô lệ thay đổi xã hội rất nhiều, các giáo sĩ không cần sử dụng bùa chú, thôi miên để thoả mãn dục vọng, các nô lệ đương nhiên phải làm tất cả những gì chủ nhân muốn. Theo thời gian, pháp môn phù thuỷ, bùa chú cũng thất truyền vì giới tu sĩ không cần đến nó nữa. Khi các phép thuật biến mất thì uy tín các giáo sĩ cũng giảm theo, và các vua Pharaoh bắt đầu hạn chế quyền lực các giáo sĩ. Khi nền văn minh xuống dốc, các chân lý tốt đẹp biến mất, đời sống hưởng thụ của tiện nghi vật chất khiến các vua chúa trở nên ích kỷ, chỉ muốn kéo dài đời sống, nên phong tục xây cất nhà mồ, ướp xác trở nên thịnh hành,vì nó hứa hẹn một đời sống vĩnh cữu. Công cuộc xây cất những ngôi mộ vĩ đại đã làm khánh kiệt tài sản quốc gia, đưa xã hội Ai cập vào một tình trạng suy thoái… Do đó, Ai cập trở nên một miếng mồi ngon cho Ba Tư và Hy Lạp.. Lịch sử đã ghi chép khá rõ ràng từ lúc này, tôi chắc các ông đã biết rõ….

sự khai quật các ngôi cổ mộ Ai cập sẽ tháo củi xổ lồng cho vô số âm binh, các động lực cực kỳ hung dữ. Như tôi vừa kể với các ông, thời kỳ chót của nền văn minh Ai cập, các giáo sĩ đã thực hành tà thuật tối đa, mà khoa ướp xác là một bí thuật mang sự liên lạc của cõi vô hình vào cõi trần. Tất cả các ngôi mộ cổ đều là nơi giam giữ các động lực vô hình để canh giữ, duy trì ảnh hưởng tà môn. Khi được tháo củi xổ lồng, chúng sẽ mang nền tà giáo cổ Ai cập trở lại thế kỷ này. Dĩ nhiên, dưới một hình thức nào nó hợp thời hơn. Một số pháp sư vốn là sứ giả cõi âm sẽ đầu thai trở lại, hoặc nhập xác để tác oai, tác quái, tái tạo một xã hội tối tăm, sa đoạ, đi ngược trào lưu tiến hoá của thượng đế. Thế giới sẽ trở thành nạn nhân của thứ tôn giáo ma quái này.. Chiến tranh, đau khổ, bất an cùng các kích thích của cảm giác mới lạ do nền “khoa học hiện tượng” mang lại, sẽ thúc đẩy con người vào các cùng cực của cuộc sống. Trong thời buổi này, khối óc ly trí không giúp được gì mà chỉ có sự hiểu biết và ý thức bản chất thầm lặng của nội tâm mới đáp ứng được. Đó là lối thoát duy nhất mà thôi.

Hamud mỉm cười bí mật :

- Cõi âm là đối tượng nghiên cứu của tôi, nên tôi có thể trình bày một vài dữ kiện để các ông suy nghiệm, như một bằng chứng. Chuyện xảy ra đã bắt đầu xảy ra, theo thời gian các ông sẽ thấy. Dù các pháp sư tà đạo thời cổ này có khéo léo dẫn dụ con người bằng những danh từ hoa mỹ, những chủ thuyết đẹp đẽ thế mấy đi nữa, thì họ vẫn chỉ có thể sống như một con người. Dù thế nào họ cũng không thể bỏ qua các thói quen cũ của quá khứ, họ sẽ đội lốt tôn giáo, họ sẽ kêu gọi sự hợp tác của thần quyền, họ sẽ đặt ra các giáo điều mới, thay thế các chân lý cao đẹp để lôi kéo con người từ bỏ thượng đế. Họ sẽ sử dụng danh từ, ngôn ngữ để đánh lạc hướng mọi người, tuy nhiên trước sau gì họ cũng phải chết và trước khi chết, họ sẽ di chúc yêu cầu ướp xác họ và xây dựng những nhà mồ vĩ đại bằng đá như họ đã từng làm trong quá khứ…